Nhận định vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma có dấu hiệu lọt người, lọt tội nên lãnh đạo VKSND Cấp cao tại TP HCM đã ký kháng nghị.
Chiều 22/9, lãnh đạo VKSND Cấp cao tại TP HCM đã ký kháng nghị theo hướng hủy bản án sơ thẩm mà TAND TP HCM đã tuyên trong vụ án xảy ra tại Công ty CP VN Pharma.
Nội dung kháng nghị cho rằng vụ án chưa được các cơ quan chức năng điều tra một cách toàn diện. Bên cạnh đó, quá trình điều tra cũng như diễn biến phiên tòa, xét hỏi các bị cáo cho thấy có dấu hiệu vụ án bị lọt người, lọt tội.
Trong kháng nghị này, lãnh đạo VKSND Cấp cao tại TP HCM sau khi nêu dẫn chứng vụ việc đã yêu cầu giám định vật chứng và xử lý vật chứng của vụ án.
Trước đó, sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, TAND TP HCM đã có công văn báo cáo lãnh đạo TAND Tối cao về vụ việc. Sau đó, thực hiện chỉ đạo của VKSND Tối cao, lãnh đạo VKSND TP HCM cũng đã có báo cáo về diễn biến, kết quả xét xử của vụ án tiêu cực tại VN Pharma.
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận bởi vì sau khi tòa tuyên án, dư luận không đồng tình với tội danh và mức án mà tòa án đã tuyên vì cho rằng xử không đúng với tội danh của các bị cáo.
Bên cạnh đó, các chuyên gia luật và dư luận còn cho rằng phải xử lý trách nhiệm của lãnh đạo Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.
Sau khi bản án được tuyên, Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma) có đơn kháng cáo xin giảm án và xem xét lại vụ án.
Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C) có đơn kháng cáo kêu oan và nộp lại tiền thu lợi bất chính, các bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo xin giảm án.
Trước đó; sau 5 ngày xét xử và nghị án, ngày 25-8, TAND TP HCM đã tuyên Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường cùng mức án 12 năm tù về tội "Buôn lậu".
Bảy bị cáo khác lãnh từ 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 5 năm tù về các tội "Buôn lậu" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Ngoài mức án này, Hội đồng xét xử TAND TP HCM còn kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao điều tra làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân liên quan, làm rõ việc chi hoa hồng cho bác sĩ, làm rõ trách nhiệm của các cán bộ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, nếu đủ căn cứ xử lý thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Năm 2013, Hùng đã chỉ đạo cấp dưới nhập 9.300 hộp thuốc chữa bệnh ung thư nhãn mác công ty Helix Canada về kho. Theo Kết luận Giám định số 31/KLGĐ-BYT thì lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet (được phát hiện) chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Ngoài ra, màu sắc theo tiêu chuẩn cơ sở phải là đỏ nhưng viên thuốc thành phẩm lại có màu hồng, "phần tạp chất không định danh lớn nhất" theo tiêu chuẩn cơ sở phải dưới 1% nhưng thuốc thành phẩm có tạp chất lên đến 17%...
Ngoài ra, từ năm 2012 đến năm 2014, Hùng còn chỉ đạo nhân viên thuê dược sĩ để chỉnh sửa nhiều bộ hồ sơ thuốc khác, giả con dấu và chữ ký của giám đốc, nhân viên Công ty Helix Canada để Công ty Pharma đăng ký lưu hành thuốc và xin cấp phép nhập khẩu tại Cục Quản lý dược; làm giả hợp đồng mua bán thuốc với một công ty ở Hồng Kông để làm thủ tục nhập khẩu một số lô thuốc. Trị giá hàng buôn lậu là hơn 5 tỉ đồng./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.