Theo nguồn tin riêng từ UBND tỉnh Khánh Hòa sáng 28/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này vừa kiểm tra tại kho hàng của Công ty TNHH Xuân Sơn, số 56 đường Phan Đình Phùng, phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh phát hiện hơn 100m3 gỗ quý, chủ yếu là gỗ hương, sơn huyết và trắc dây không có nguồn gốc giấy tờ hợp pháp.
Ngoài ra, lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) còn phát hiện, bắt quả tang ông Dương Văn Hường cùng nhiều người đang bốc xếp khoảng 6 tấn gỗ trắc dây đưa lên xe ô tô chuẩn bị chở đi nơi khác tiêu thụ. Kho chứa trên của ông Lê Văn Ngật (Giám đốc Công ty TNHH Xuân Sơn) cho chị Đặng Ý Vi (23 tuổi, trú phường Cam Linh, TP. Cam Ranh - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Hải Hoàng Phát) thuê.
Tại cơ quan BĐBP, Vi khai nhận, từ 9/2014, Vi được Công ty TNHH Dịch vụ Hải Hoàng Phát do bà Dương Thị Huyền (SN 1965 - làm giám đốc) nhận vào làm việc với chức danh giám đốc. Nhưng thực tế, mọi công việc quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng sơn và một số loại hàng hóa khác đều do bà Huyền điều hành, Vi chỉ có nhiệm vụ ký các loại giấy tờ do bà Huyền đưa.
Số gỗ được phát hiện. Ảnh: C.T.V
Còn ông Hường khai báo, ông không biết gì về số gỗ trên. Ông chỉ nhận tiền công 200.000 đồng/ngày do bà Huyền thuê bốc số gỗ nói trên lên ô tô chở đi Đà Nẵng. Sau đó, ông Hường gọi thêm mấy người bạn tham gia cùng bốc vác lấy tiền công, kiếm thêm thu nhập.
Bà Huyền cho biết, từ tháng 4/2014, bà có thuê kho của Công ty Xuân Sơn với giá 5 triệu đồng/tháng với mục đích để chứa gỗ. Sau đó, bà vận chuyển khoảng 55m3 gỗ hương, 10m3 gỗ sơn huyết và khoảng 50 tấn gỗ trắc dây từ nhà riêng đến kho cất giữ. Tại cơ quan, bà Huyền không đưa ra được giấy tờ hợp pháp để chứng minh nguồn gốc của số gỗ nói trên.
Nhận thấy đây là một trong những vụ bắt gỗ lậu lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Anh Thi – T. N
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.