KTNT- Bờ sông sạt lở với mức độ nghiêm trọng, nguồn nước ngầm ven sông bị sụt giảm, những điều tồi tệ này bắt đầu khi nạn khai thác cát trái phép đã diễn ra tràn lan và ngày càng phức tạp nhiều xã dọc theo sông Cái thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Nếu như trước đây tình trạng khai thác cát trái phép còn lén lút thì giờ đây diễn ra ngang nhiên, công khai, khiến cuộc sống của nhiều người dân bị xáo trộn. Điều đáng nói trong khi người dân trong vùng phản ứng gay gắt thì có trường hợp chính quyền lại làm ngơ...
Đầu tháng 9, Phóng viên Báo KTNT có mặt tại sông Cái từ sáng sớm, từ xa đã nghe tiếng máy nổ, tiếng nói chuyện ầm ĩ vang cả một khu vực sông Cái. Tại đây, trong khi người dân địa phương kéo ra bờ sông kịch liệt phản đối thì các ghe hút cát cứ ngang nhiên hút cát, dường như họ xem đây là việc “bình thường ở huyện” chứ không hề cho rằng đã vi phạm pháp luật.
“Cát tặc” khai thác trái phép tại sông Cái thuộc xã Diên Phước và Diên Lâm. |
Chỉ một khúc sông ngắn nằm giữa xã Diêm Lâm và Diên Phước đã có hàng chục ghe múc cát trái phép. Mỗi ghe múc được 2,5 tấn cát, khoảng 15-20 phút thì ghe lại đầy cát và chở về tập kết ở bãi. Mỗi ngày khó ai có thể tính hết được bao nhiêu tấn cát lấy lên từ lòng sông bởi tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra từ sáng sớm cho đến chiều tối. Nhưng có một điều người dân ở xã Diên Phước thấy rõ là bây giờ họ đang sống trong lo âu bỏi bờ sông bị sạt lở còn mực nước ngầm ven sông bị sụt giảm. Bà Võ Thị Dân, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh cho biết, tình trạng khai thác trái phép ở đây đã làm cho đáy sông ngày càng sâu đã làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm của giếng sinh hoạt của người dân ở đây nên ngày càng sụt giảm có khi nước giếng khô cạn.
Thất thoát tài nguyên, hủy hoại môi trường sống đó là những điều thấy rõ từ tình trạng khai thác cát trái phép mà sông Cái thuộc Diên Khánh đang là điểm nóng. Điều mà người dân bức xúc là càng ngày “cát tặc” càng ngang nghiên và thậm chí thách thức người dân địa phương. Mới đây, ngươi dân xã Diên Phước bắt được ghe múc cát trái phép này, thì cát tặc lại tổ chức côn đồ đe dọa người dân.
Xe tải chở cát, xe múc cát, ghe hút cát, ngang nhiên khai thác cát trái phép. |
Theo ông Nguyễn Đình Bá - Chủ tịch UBND xã Diên Phước cho biết, việc tổ chức truy quét thì cát tặc chạy qua điểm tập kết bên kia sông thuộc xã Diên Lâm. Còn chính quyền xã Diên Lâm tiếp tục đưa ra những lý do quen thuộc để lý giải vì sao không xử lý được các điểm tập kết cát.
Từ đầu năm đến nay chỉ có 20 vụ khai thác cát trái phép ở huyện Diên Khánh bị xử lý nhưng ngay sau đó chuyện đâu vào lại đấy, thậm chí còn gia tăng. Có một điều khó hiểu ghe múc cát, xe chở cát, bãi tập kết cát không nhỏ như hạt cát. Chuyện xảy ra suốt ngày, vậy mà không xử lý được, không khó để xác định được những người khai thác cát trái phép ở đâu, những xe chở cát trái phép là của ai, chính quyền địa phương không làm được hay là làm ngơ để cho các tập thể, cá nhân khai thác “chui” điều mà nhiều người dân nơi đây lên tiếng. Người bức xúc bởi chính họ chứ không phải ai khác đang phải sống trong âu lo bởi dòng sông bị khoét lõm./.
Minh Tuấn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.