Tỉnh Khánh Hòa đề nghị các đơn vị liên quan trình phương án tháo dỡ các công trình sai phạm tại dự án Ocean View Nha Trang trước ngày 15/12.
Đại biểu Nguyễn Văn Hải, Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm nhận định, năm 2019, công tác giải phóng mặt bằng của thành phố nói chung và nhiều quận huyện nói riêng gặp nhiều khó khăn nên không thu được nhiều tiền từ đất, từ đấu giá đất….
“Do đó, thành phố cần có những chuyên đề sâu hơn để góp phần đưa công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh hơn, giảm bức xúc, khiếu nại, được người dân ngày càng đồng thuận, giúp nguồn thu của thành phố tăng lên và cũng sẽ chi được nhiều hơn”, Đại biểu Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, Đại biểu Lê Văn Thư, Tổ trưởng Tổ Bắc Từ Liêm đề nghị năm 2020, HĐND, UBND TP cần quan tâm có chuyên đề riêng khảo sát, giám sát về vấn đề này để tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của những khó khăn, trong đó có những vấn đề có tính chất lịch sử về đất đai.
Liên quan vấn đề này, báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội cho biết, khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có cả dự án khởi công mới có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn như dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục giai đoạn 1; Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 419 trên địa bàn huyện Chương Mỹ... hay dự án chuyển tiếp như cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn văn Điển – Ngọc Hồi (Km185 – 189); xây dựng đường Văn Cao – Hồ Tây; Xây dựng đường Liễu Giai- Núi Trúc (đoạn Vạn Bảo đến nút Núi Trúc giai đoạn 2...
"Hiện, có khoảng 30 dự án vướng và chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm hoặc không giải ngân được số kế hoạch vốn được giao khoảng 2.500 tỉ đồng như dự án đường vành đai 1 khoảng 1.300 tỉ đồng, khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn khoảng 182 tỉ đồng,...", Ban Kinh tế - Ngân sách chỉ rõ.
Trên thực tế, giải phóng mặt bằng chậm là điểm nghẽn đã được đưa ra tại nhiều kỳ họp, mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV cách đây 4 tháng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thẳng thắn, công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình còn chậm, ảnh hưởng tiến độ thi công đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Cụ thể, về tiến độ thực hiện các dự án, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội Lê Văn Bính thừa nhận, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung của các dự án là việc giải phóng mặt bằng còn chậm.
Hiện, Hà Nội đang thực hiện 18 dự án, trong đó có 12 dự án chuyển tiếp, sẽ hoàn thành trong năm 2019 và 6 dự án mới, triển khai trong giai đoạn 2019 - 2020. Một số dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, như dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở phải giải phóng mặt bằng 655 hộ và tổ chức; dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục phải giải phóng mặt bằng 1.937 hộ... Ngoài ra, còn một bộ phận người dân chưa đồng thuận với việc triển khai dự án.
Nhiều bất cập ở một khu tái định cư
Dù đưa vào sử dụng đã lâu, nhưng tới nay, hệ thống thoát nước tại Khu tái định cư (TĐC) đa phương thức P. Trần Quang Diệu, thuộc KV 7, P. Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (Bình Định) chưa được xây dựng hoàn thiện, khiến việc thoát nước vào mùa mưa gặp trục trặc, gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, tại khu TĐC này còn một số tồn tại, bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Năm 2014 - 2015, ngành chức năng của tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng Khu TĐC đa phương thức P. Trần Quang Diệu với diện tích khoảng 1ha. Khu TĐC dùng để bố trí đất ở cho các trường hợp bị giải tỏa nhà khi thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tuyến QL1D, đoạn qua địa bàn P. Trần Quang Diệu. Thời điểm đó, ngành chức năng thực hiện xây dựng khu TĐC theo hình thức cuốn chiếu, làm xong mặt bằng đến đâu giao đất đến đó. Chính cách làm này khiến đến nay cơ sở hạ tầng khu TĐC chưa được hoàn thiện, gây không ít khó khăn, bức xúc cho cư dân sinh sống nơi đây.
Cụ thể, hiện nay, hệ thống thoát nước tại khu vực này chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của TP Quy Nhơn. Do chỉ có mương thoát nước nội bộ, khép kín nên mỗi khi trời mưa, nước không thoát kịp, gây ngập úng cục bộ một số vị trí. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Ngoài ra, điều khiến người dân nơi đây phải "gai mắt" trong thời gian dài là trụ điện đôi đứng giữa một tuyến đường nội bộ, gây cản trở và mất an toàn cho người đi đường. Người dân và chính quyền địa phương nhiều lần đề nghị đơn vị chức năng có liên quan xử lý, di dời trụ điện nhưng mãi không được giải quyết.
Bà Lê Thị Thúy - cư dân sinh sống tại Khu TĐC đa phương thức P. Trần Quang Diệu cho biết: "Tôi không hiểu sao khi làm đường, ngành chức năng không dời trụ điện đôi đi nơi khác. Để đến khi đường làm xong, trụ điện đứng chình ình giữa đường, gây cản trở giao thông, mất mỹ quan khu dân cư. Chưa hết, do mương thoát nước nội bộ chưa đấu nối vào hệ thống thoát nước chung, nên một số đường nội bộ tại khu TĐC bị ngập khi trời mưa to, gây nhếch nhác, mất vệ sinh".
Không chỉ cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, hiện nay, Khu TĐC đa phương thức P.Trần Quang Diệu còn tồn tại một số bất cập, khiến người dân khó chịu. Đó là tình trạng một số cá nhân, đơn vị đậu các loại ô-tô, máy đào tràn lan trên nhiều tuyến đường nội bộ và các khu đất trống. Tình trạng một số đơn vị, doanh nghiệp "mượn" các khu đất trống làm nơi tập kết vật liệu, thiết bị, phương tiện; nhất là tại khu đất trống nằm ở phía Đông Nam khu TĐC. Một số hộ gia đình thu mua phế liệu để các loại bao bì, vật dụng hư hỏng bằng nhựa, sắt tràn lan ra đường. Những tồn tại này khiến khu TĐC đa phương thức trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.
Ông Đặng Thành Hổ - Chủ tịch UBND P. Trần Quang Diệu cho hay: Phương tiện ô-tô, máy đào đậu nhiều trên đường nội bộ và các khu đất trống tại khu TĐC không chỉ gây cản trở, mất ATGT, mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. UBND phường nhiều lần tới hiện trường kiểm tra, nhắc nhở, nhưng một số cá nhân, đơn vị vẫn thực hiện việc này. Tới đây, phường sẽ có biện pháp xử lý kiên quyết đối với hành vi đậu ô-tô, máy đào trên đường nội bộ và các khu đất trống. "Riêng hệ thống thoát nước tại khu TĐC, địa phương rất mong các ngành chức năng liên quan sớm có biện pháp đấu nối mương nội bộ vào hệ thống thoát nước chung của TP Quy Nhơn để đảm bảo việc tiêu thoát nước vào mùa mưa. Ngoài ra, phường cũng mong ngành điện sớm xem xét, di dời trụ điện đôi đứng giữa một tuyến đường nội bộ tại khu TĐC để không gây cản trở người đi đường, đảm bảo ATGT và mỹ quan khu dân cư", ông Hổ nói.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.