Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 5 năm 2015 | 1:56

Khánh Hòa: Việc xây dựng mới Chợ Đầm là cần thiết!

Sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo kết luận về việc giải quyết kiến nghị của một số hộ kinh doanh tại Chợ Đầm (TP. Nha Trang), nhiều tiểu thương tiếp tục tập trung tại Ban quản lý Chợ Đầm, đề nghị với các cơ quan chức năng giữ lại chợ Đầm tròn, đồng thời phản đối việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới Chợ Đầm.

Chợ Đầm tròn là một trong những biểu tượng của  TP.Nha Trang

Theo đó, Công ty cổ phần Sông Đà - Nha Trang làm chủ đầu tư xây dựng dự án mới Chợ Đầm. Hiện nay đã được hơn 2/3 số hộ kinh doanh tại chợ ủng hộ, trong đó có 717 hộ đã nhận tiền hỗ trợ và di dời đến khu vực chợ tạm do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh trong thời gian thực hiện dự án.

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, qua phân tích cũng như xem xét khả năng phục hồi lượng khách quốc tế và khả năng xúc tiến du lịch của tỉnh thì lượng khách đến du lịch, mua sắm hàng hóa trong khoảng 2 năm nữa sẽ tăng trưởng mạnh nên việc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới Chợ Đầm là cần thiết và không thể dừng lại. UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc không công khai, minh bạch khi triển khai dự án chợ Đầm Nha Trang; trong đó phối hợp với chủ đầu tư khẩn trương lập phương án sắp xếp và giá cho thuê lô sạp tại khu vực chợ mới, đặc biệt diện tích lô sạp bố trí phải khoa học, giá cả cho thuê hợp lý với nhiều phương án giá cho thuê khác nhau, tùy theo thời gian sử dụng, bảo đảm quyền lợi của các hộ kinh doanh tại khu vực chợ mới phải bằng và tốt hơn khu vực kinh doanh cũ, trình UBND tỉnh trong tháng 5-2015.

Trước đó, trong những tháng đầu năm 2015 và 20/4/2015, hàng trăm tiểu thương Chợ Đầm tập trung trước Chợ Đầm tròn, căng băng rôn, biểu ngữ đề nghị các ngành chức năng không đập bỏ chợ cũ. Họ cho rằng, việc di dời tất cả các hộ buôn bán sang chợ mới nếu không cẩn thận lại rơi vào tình cảnh ế ẩm. Chợ Đầm cũ đưa vào sử dụng từ năm 1974, là trung tâm thương mại lớn nhất TP. Nha Trang, địa chỉ du lịch nổi tiếng, một trong những biểu tượng của thành phố, phá đi để xây đài phun nước, quảng trường, vườn hoa, bãi đậu xe… là rất lãng phí nên cần phải lưu giữ.

Đồng thời họ còn phản đối mức giá mua lô sạp mới 62 triệu đồng/m2 là quá cao và còn thắc mắc tại sao công trình chưa xây dựng xong mà Công ty cổ phần Sông Đà - Nha Trang đã huy động vốn, đấu giá các lô sạp. Ngày 30/12/2014, công ty này có Văn bản số 482, thông báo về việc đăng ký mua địa điểm kinh doanh tại dự án Chợ Đầm. Theo đó, quá ngày 30/1/2015, hộ tiểu thương nào không đến đăng ký, công ty sẽ coi như hộ đó không có nhu cầu sử dụng điểm kinh doanh tại Chợ Đầm, nếu sau này có thắc mắc, công ty không có nghĩa vụ giải quyết.

Chợ hiện nay bán nhiều sản phẩm gia dụng lẫn mặt hàng lưu niệm khá phong phú cho du khách lựa chọn

Nhiều tiểu thương Chợ Đầm cho rằng, công văn nói trên của công ty này vừa như thúc ép họ góp vốn, vừa như đe dọa. Nhiều người buôn bán cả chục năm ở đây không được đền bù mà phải mua lại lô sạp nhưng không được ưu đãi gì…; không được công ty thông báo, không được họp để trình bày nguyện vọng đã làm ảnh hưởng đến kinh doanh và cuộc sống của tiểu thương.

Ngay sau đó, hàng trăm tiểu thương Chợ Đầm đã ký đơn gửi UBND tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan chức năng của tỉnh, kiến nghị xem xét, can thiệp. Lập tức, Công ty cổ phần Sông Đà – Nha Trang đã hủy bỏ Thông báo số 482.

Ngoài ra, chợ còn bán hải sản, khô, nem nướng,..

Được biết, ngày 28/8/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Sông Đà - Nha Trang thực hiện dự án xây dựng mới Chợ Đầm - Nha Trang với tổng diện tích sàn là 30.258m2, Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 triển khai xây dựng từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2015, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2020.

Chợ có tên Chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7ha, hai bên bờ là nhà ở của nhân dân, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ cũ được xây cất vào khoảng năm 1908. Ngôi chợ xây dựng theo hình hoa sen có đường kính 66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270 m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán.

Năm 1975 giai đoạn giao thời của hai chế độ, sự cướp bóc và đốt phá đã làm ngôi chợ bị suy giảm trầm trọng, chợ vẫn tiếp tục nhóm hợp nhưng mỹ quan và trật tự bị giảm sút nhiều.

Đầu năm 1980, chợ đã được tu sữa xong và hoàn thành tất cả các cơ cấu hạ tầng.

Ngày 3 tháng 2 năm 1980 nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam chợ Đầm đã chính thức khai trương chợ Đầm và tồn tại đến ngày nay.

Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Hiện nay, có khoảng 1.430 hộ kinh doanh tại Chợ Đầm này.

Anh Thi - T. N

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top