Hội chứng "đúng quy trình" chưa qua, thì nay lại xuất hiện một cụm từ mới: Vỡ đê trong kế hoạch.
>> Vì sao lãnh đạo huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phủ nhận đê vỡ?
Chuyện là, hôm qua, trong buổi họp báo thông báo về tình hình mưa lũ, khi phóng viên hỏi đê Chương Mỹ (Hà Nội) có vỡ hay không, thì ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống thiên tai, sau một hồi mô tả, giải thích, đã khẳng định, đoạn đê hữu Bùi "vỡ trong kế hoạch".
Ông Đỗ Đức Thịnh. Ảnh: T.Hạnh
Dù sao thì ông Thịnh đã nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật: Đê vỡ. Ông chỉ nhấn mạnh thêm, là "đê vỡ trong kế hoạch". Chắc ông mong muốn dư luận đừng quá quan tâm, hồ nghi về vụ vỡ đê này.
Đê vỡ trong kế hoạch có nghĩa là chủ động làm cho nó vỡ, và nước lũ đi vào vùng chứa lũ, cũng theo đúng kế hoạch, rất chủ động.
Ông Chi cục trưởng biện giải thế, khiến dư luận hồ nghi. Hình như có điều gì đó không bình thường trong sự cố vỡ đê hữu Bùi, Chương Mỹ?
Khi sự cố xảy ra, cán bộ xã và người dân khẳng định, đê bị vỡ. Phóng viên nhiều cơ quan báo chí có mặt tại hiện trường cũng không nói khác khi tận mắt chứng kiến đoạn đê dài khoảng 15m bị sạt vỡ, hàng trăm ngôi nhà cùng tài sản, hoa màu phút chốc ngập chìm trong nước.
Người dân Chương Mỹ khốn khổ vì đê vỡ. Ảnh: Nhị Tiến
Cũng không có thông tin nào cho rằng lực lượng có trách nhiệm chủ động cho đê vỡ "theo kế hoạch". Trong khi đó, lãnh đạo huyện Chương Mỹ lại quả quyết, đê không vỡ, đê chỉ bị nước tràn qua.
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng.
Một là, chuyện đê vỡ, đê không vỡ, hay "vỡ trong kế hoạch" nó liên quan đến trách nhiệm. Mà một bộ phận cán bộ của ta rất sợ trách nhiệm, dù hậu quả là do thiếu trách nhiệm hay lơ là trách nhiệm mà nên.
Hai là, có một thông tin mà ông Chi cục trưởng và lãnh đạo huyện Chương Mỹ còn chưa công bố cho báo chí và người dân biết, là đoạn đê bị vỡ rạng sáng ngày 12/10 vừa rồi, nằm trong tuyến đê mới được xây dựng, nâng cấp, vừa được nghiệm thu.
Nói tóm lại, sự cố vỡ đê hữu Bùi, Chương Mỹ (Hà Nội) và câu chuyện thông tin từ phía lãnh đạo, vừa "trong kế hoạch", lại vừa "đúng quy trình".
Theo Uông Ngọc Dậu/Vietnamnet.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.