Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 5 năm 2016 | 8:22

Kho bạc Nhà nước Nam Định: Cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng

KTNT - Không chỉ nhận xét mang tính “kìm hãm” nhân viên, ông Vũ Văn Yên, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định còn có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước hàng trăm triệu đồng, khiến dư luận bức xúc.

>> Mang của công cho mượn

>> Lãng phí ngân sách nhà nước?

>> Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định: “Khuất tất” việc bổ nhiệm cán bộ (?!)

Bộ Tài chính có quyết định giải thể hoạt động ở điểm giao dịch này nhưng Kho bạc Nhà nước Nam Định vẫn “cố tình” sử dụng và “cho mượn”, kéo theo nhiều chi phí gây tốn kém ngân sách Nhà nước (?!).

“Thả lỏng” tài sản Nhà nước

Ki ốt số 5, chợ Rồng, TP.Nam Định được Kho bạc Nhà nước Nam Định thuê 20 năm từ ngày 02/04/2002 với số tiền 154 triệu đồng, trả một lần ngay khi ký hợp đồng. Đến ngày 1/1/2012, điểm giao dịch này dừng hoạt động theo Quyết định số 136/QĐ-KBNĐ ngày 22/12/2011 của Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nam Định. Nhưng 2 năm 9 tháng sau, tức ngày 29/8/2014, điểm giao dịch này mới được bàn giao trả lại đơn vị cho thuê. Điều này khiến dư luận hoài nghi, liệu có hay không việc “tư túi” ở đây nên mới chậm chấm dứt hợp đồng và “thả lỏng” tài sản nhà nước trong thời gian dài như vậy?

Nếu làm phép toán đơn giản thì số tiền phải trả cho thời gian chậm chấm dứt hợp đồng thuê này là hơn 21 triệu đồng (tính theo mệnh giá năm 2002), đó là chưa kể các khoản tiền khác phải chi trả cho Ban quản lý chợ Rồng như tiền bảo vệ, điện nước cứu hỏa, vệ sinh, phí quản lý,…

Điều “khó hiểu” là, theo khoản 2, điều 5 Hợp đồng thuê ki ốt số 5 chợ Rồng thì Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định có quyền chuyển nhượng ki ốt số 5 cho người khác thuê với thời gian còn lại nhưng ông Vũ Văn Yên lại chọn phương án trả lại gây thất thu hàng trăm triệu đồng cho ngân sách.

Hoạt động trái pháp luật?

Ngày 26/9/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Quyết định số 2382/QĐ-BTC giải thể hoạt động của điểm giao dịch số 2 của Kho bạc Nhà nước Nam Định tại số 60 đường Phạm Ngũ Lão, TP.Nam Định. Nhưng từ đó đến nay, Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định vẫn “cố ý” giữ lại địa điểm này để lưu giữ chứng từ và cho “mượn”.

Việc này kéo theo Kho bạc Nhà nước Nam Định phải cử bảo vệ trông coi chứng từ, với số tiền công phải trả trong 3 năm 8 tháng qua khoảng 200 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước, phí nhà đất và các chi phí bảo trì khác.

Về những “khuất tất” này, bà Phạm Thị Liên, nhân viên Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định đã mạnh dạn đứng ra tố cáo lên Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Công an tỉnh Nam Định và Bộ Tài chính.  Nhưng theo bà Liên, đến nay, vẫn chưa có bất cứ hình thức xử lý sai phạm nào.

Luật sư Trương Tiến Hùng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Không có một quy định pháp luật nào miễn trừ trách nhiệm của cán bộ công chức vi phạm pháp luật, nếu đúng ông Yên làm lãng phí hàng trăm triệu đồng thì Cơ quan Công an tỉnh Nam Định cần xem xét khởi tố ông Yên theo Điều 144 Bộ luật Hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Nhất Nam

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top