Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2015 | 3:45

Khoái Châu: Cần giải quyết dứt điểm tranh chấp đất ở xã Đại Tập

Sau hơn 4 năm được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000388 về việc chấp thuận mở dự án Nhà máy sản xuất vật liệu Hà Thành (đặt tại thôn Lãnh Điển, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hà Thành (Công ty Hà Thành), chủ đầu tư dự án, dù đã đưa nhà máy đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thể đạt hết công suất thiết kế, khiến hàng trăm lao động thiếu việc làm.

Khu đất Công ty Hà Thành ba năm nay chưa đòi được quyền sử dụng.

Thuê đất nhưng không được sử dụng

Phản ánh đến Báo Kinh tế nông thôn, đại diện Công ty Hà Thành bày tỏ sự bất bình khi doanh nghiệp dù đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, nghĩa vụ tài chính bắt buộc để được quyền xây dựng nhà máy và sản xuất kinh doanh gạch trên diện tích đất hơn 48.000m2 tại thôn Lãnh Điển, xã Đại Tập nhưng đến nay chính quyền địa phương chỉ mới bàn giao 50% diện tích đất trên.

Tháng 3/2011, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000388 chấp thuận cho Công ty Hà Thành được phép đầu tư Nhà máy sản xuất vật liệu Hà Thành (sản xuất gạch theo công nghệ lò tuynel, công suất 55 triệu viên/năm). Đến ngày 28/06/2012, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND về việc thu hồi 48.580m2 đất tại xã thôn Lãnh Điển giao cho Công ty Hà Thành triển khai thực hiện xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu Hà Thành.

Đến ngày 15/11/2012, Công ty Hà Thành chính thức ký hợp đồng thuê đất số 112/HĐ-TĐ với UBND tỉnh Hưng Yên. Nội dung hợp đồng ghi rõ, UBND tỉnh Hưng Yên đồng ý cho Công ty Hà Thành thuê 48.198m2 đất tại xã Đại Tập.

Ba năm đòi công lý

Từ khi được UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư, ký hợp đồng cho thuê đất, Công ty Hà Thành luôn chấp hành tốt pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định, nhanh chóng đưa nhà máy đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, đến nay, dù hợp đồng thuê đất đã có hiệu lực hơn 3 năm nhưng Công ty Hà Thành mới chỉ được các cấp chính quyền bàn giao 50% diện tích đất (trong tổng số 48.198m2) để thực hiện dự án trên. Việc chậm trễ này khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, xây dựng các công trình, thiếu mặt bằng chứa sản phẩm, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, hàng trăm lao động thiếu việc làm. 

Qua tìm hiểu được biết, 50% diện tích đất còn lại mà Công ty Hà Thành cố gắng thúc giục chính quyền bàn giao, thực tế lại đang do một hộ dân “cai quản”, phục vụ xây dựng chuồng trại nuôi gia cầm, đào ao thả cá tại đây.

Tại sao lại có sự nhập nhằng, chồng lấn quyền sử dụng đất như vậy ? Phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND huyện Khoái Châu tuy nhiên, đơn vị này chưa sắp xếp được lịch. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hưng Yên cần sớm chỉ đạo, giải quyết dứt điểm vụ việc.

Đức Thắng – Duy Cảnh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top