Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 12 năm 2021 | 11:8

Khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua các loại tài liệu, giấy tờ giả

Đó là phát hiện của lực lượng Công an sau khi triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đường dây tội phạm này do Phạm Tấn Huy cầm đầu và có hơn 30 đối tượng tham gia.

Ngày 18/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Phú Lộc, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh và các cục nghiệp vụ - Bộ Công an, triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phối hợp với các đơn vị triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phối hợp với các đơn vị triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

 

Theo đó, từ tháng 4/2021, Công an Thừa Thiên - Huế phát hiện nhiều đối tượng sử dụng tài khoản facebook, zalo ảo để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả của các tổ chức, cơ quan nhà nước trên toàn quốc…

Trước tình hình phức tạp đó, Công an Tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định thành lập Ban chuyên án tập trung huy động lực lượng nhanh chóng xác định đấu tranh làm rõ.

Quá trình điều tra phát hiện, đường dây tội phạm này hoạt động rất tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội và các đối tượng ở nhiều tỉnh thành khác nhau như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi.

Đến ngày 12/12, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, 4 tổ công tác thuộc các phòng trong Công an tỉnh phối hợp các đơn vị cục nghiệp vụ - Bộ Công an đã đồng loạt phá án, bắt giữ 6 đối tượng là Phạm Tấn Huy, sinh năm 1984, trú tại TP. Hồ Chí Minh; Võ Thành Long, sinh năm 1968, Nguyễn Công Chức, sinh năm 1988, cùng trú tại tỉnh Quảng Ngãi; Nguyễn Văn Tuân, sinh năm 1994; Lê Văn Chung, sinh năm 1993; Trần Văn Minh, sinh năm 1984, cùng trú tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lực lượng Công an bắt giữ 6 đối tượng trong đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Lực lượng Công an bắt giữ 6 đối tượng trong đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

 

Được biết, từ đầu năm 2020 đến nay, đường dây tội phạm do Phạm Tấn Huy cầm đầu có hơn 30 đối tượng tham gia, trực tiếp thực hiện hành vi làm giả hơn 20.000 các loại giấy tờ, tài liệu và chuyển cho người đặt mua trên toàn quốc, thu lợi bất chính số tiền hơn 30 tỉ đồng.

Khám xét nơi ở và làm việc của các đối tượng, lực lượng công an thu giữ hơn 100 mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức, cùng nhiều máy vi tính, điện thoại, thiết bị máy in màu, máy scan, máy dập chữ, máy in thẻ nhựa, máy ép nhiệt, mẫu phôi… cùng hàng ngàn các loại giấy tờ, chứng từ giả như giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, ô tô; giấy chứng nhận đăng kiểm, tem kiểm định; biển số xe; giấy CMND, CCCD; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất; các loại bằng cấp, chứng chỉ của các trường và một số lượng lớn vàng, tiền các loại. Bước đầu xác định có khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua để sử dụng các loại tài liệu, giấy tờ giả.

 

Bước đầu xác định có khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua để sử dụng các loại tài liệu, giấy tờ giả.
Bước đầu xác định có khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua để sử dụng các loại tài liệu, giấy tờ giả.

 

Hiện, Công an Thừa Thiên - Huế tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại và điều tra mở rộng làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của đường dây tội phạm này để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top