Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 11 tháng 12 năm 2021 | 9:58

Người trồng hoa Tết lo lắng việc tiêu thụ

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người trồng hoa ở Thừa Thiên - Huế đang lo lắng cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022.

Ghi nhận tại xã Phú Mậu (TP. Huế), người dân đang tấp nập với việc trồng, chăm sóc hoa tết. Ông Lê Ngọc Chất (thôn Thanh Vinh, xã Phú Mậu) – người có hơn 20 năm làm nghề trồng hoa cho hay, năm nay một phần do thời tiết không thuận lợi đã khiến khá nhiều cây hoa bị hư hỏng. Tuy nhiên, để kịp vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán người dân không thể trồng mới thay thế mà chủ yếu tập trung chăm sóc cho số hoa còn lại.

“Từ đây đến cuối năm nếu thời tiết thuận lợi, thị trường không bị ảnh hưởng thì sau khi trừ đi chi phí, người trồng hoa cũng hy vọng có thể thu về từ 50 đến 60 triệu đồng cho mỗi sào hoa”, ông Chất dự đoán.

Tương tự, tại cánh đồng hoa ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, người nông dân cũng đang tất bật ra đồng chăm sóc cho vụ hoa Tết Nguyên đán. Một người dân trồng hoa ở đây cho hay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và kinh nghiệm trong vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 thì năm nay gia đình không dám trồng nhiều như những năm trước.

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu Nguyễn Văn Trai cho biết, năm nay, trên địa bàn có khoảng 13ha sản xuất hoa phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022. Diện tích này có ít hơn so với những năm chưa có dịch Covid-19. Nguyên nhân một phần do người dân chủ động hạn chế số lượng sản xuất vì lo lắng tiêu thụ thành phẩm, một phần do ảnh hưởng của dịch nên việc hoa giống vận chuyển từ các nơi khác đến cũng gặp khó khăn.

Chia sẻ về sản xuất vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022, Chủ tịch UBND phường Thủy Vân (TP. Huế) Nguyễn Thành Trung cho biết, năm nay có khoảng 60 hộ dân trên địa bàn sản xuất hoa phục vụ dịp Tết. Hồi đầu vụ do những yếu tố về thời tiết, cây giống… nên số lượng cây hoa cúc của các hộ dân trồng bị chết khá nhiều. Tuy nhiên, sau đó họ (người trồng hoa) đã thay thế bằng những loại hoa khác nên không ảnh hưởng quá nhiều đến sản lượng chung của vụ hoa năm nay.

Người dân và lãnh đạo của các địa phương nói trên cùng lo lắng rằng, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể khiến sức mua hoa trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán sẽ giảm, giá thành cũng sẽ bấp bênh hơn…

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận về việc sản xuất vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022:

 

Tại các “vựa hoa tết” của tỉnh Thừa Thiên - Huế, người dân đang tiến hành chăm sóc cây hoa.
Tại các “vựa hoa Tết” của tỉnh Thừa Thiên - Huế, người dân đang tiến hành chăm sóc cây hoa.

 

 

Nhiều người “đội mưa” để chăm sóc vụ hoa tết của mình.
Nhiều người “đội mưa” để chăm sóc vụ hoa Tết của mình.

 

 

Đối với những cây hoa bị chết, người dân không trồng thay thế mà tập trung chăm sóc cho số hoa còn lại.
Đối với những cây hoa bị chết, người dân không trồng thay thế mà tập trung chăm sóc cho số hoa còn lại.

 

Cúc ruby vẫn là loài hoa được phổ biến hơn cả.
Cúc ruby vẫn là loài hoa được phổ biến hơn cả.

 

 

Hiện nay, sau khoảng 1 tháng gieo trồng, người dân đang tiến hành cắm nan tre để cố định và giúp cây mọc thẳng hơn.
Hiện nay, sau khoảng 1 tháng gieo trồng, người dân đang tiến hành cắm nan tre để cố định và giúp cây mọc thẳng hơn.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top