Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 7 năm 2021 | 4:40

Khôi hài “người đào ngũ” trở thành... thương binh

Đi thanh niên xung phong, đào ngũ bỏ về quê lấy chồng, sinh con. Vậy nhưng, chính “người đào ngũ” ấy sau này lại trở thành người có công? Mặc dù sự việc được vạch trần khá lâu nhưng đến nay “quả bóng trách nhiệm” vẫn được đá vòng quanh!

Bài 1: Man khai hồ sơ trục lợi chính sách Nhà nước
 
Đó là câu chuyện về bà Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1949, trú thôn 2, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội). Bà Tâm trước đây có tham gia thanh niên xung phong (TNXP) nhưng đã đào ngũ về quê lấy chồng, sinh con. Vậy, không biết bằng cách nào sau này bà Tâm trở thành... thương binh.
anh-1.jpgCác cựu cán bộ, đảng viên xã Phù Lưu Tế gặp PV để tố cáo chuyện  bà Tâm đào ngũ.

 

 
Theo hồ sơ, bà Nguyễn Thị Tâm có một bản khai cá nhân được lập ngày 25/10/2000, trong đó có nội dung: Bà Nguyễn Thị Tâm tham gia TNXP ngày 20/9/1968, xuất ngũ ngày 15/9/1972, đơn vị C731, Đội 73, Ban xây dựng 67; bị thương hồi 9 giờ, ngày 20/7/1970; chức vụ khi bị thương: Chiến sỹ; nơi bị thương: Đang làm nhiệm vụ thông xe ở Dốc Khỉ, Quảng Bình - Quảng Trị; có 5 vết thương trên cơ thể; sau khi bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện làng Ho, Đèo Khỉ, sau đó được an dưỡng tại Bệnh viện 26 từ ngày 5-8 đến 5/11/1970. Bản khai này được ông Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế ký ngày 11/11/2000, xác nhận bà Tâm là TNXP hoàn thành nhiệm vụ, nay ở địa phương.
anh-2.jpgMặc dù không biết bà Tâm có hoàn thành nhiệm vụ hay không, nhưng năm 2000, Phó chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế- Đỗ Văn Kỳ vẫn ký xác nhận là bà Tâm đã hoàn thành nhiệm vụ TNXP.
 
Ngoài bản khai trên, bà Tâm còn có một số giấy tờ khác liên quan như: Giấy cam đoan của bà Lê Thị Bưởi (trú tại thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội). Trong giấy này, bà Bưởi xác nhận, bà nhập ngũ ngày 20/9/1968, nguyên là Đại đội trưởng C731 – TNXP, cam đoan bà Tâm là chiến sỹ C731, D73, TNXP, nhập ngũ cùng ngày 20/9/1968, đã hoàn thành nhiệm vụ, được ra quân ngày 15/9/1972 (không ghi nội dung bà Tâm bị thương). Giấy cam đoan này bà Bưởi ký ngày 30/6/1998, nhưng lại được ông Trần Quang Tuyến, Phó chủ tịch UBND xã Văn Bình ký xác nhận ngày 30/6/1997 (ký trước 1 năm - PV).
 
Bên cạnh đó, bà Tâm còn có giấy xác nhận của ông Nguyễn Duy Tiêu, trú thôn Hạ, xã Phù Lưu Tế và ông Nguyễn Sỹ Mộc, trú thôn Thượng, xã Phù Lưu Tế, cả 2 ông này đều khai nhập ngũ và xuất ngũ cùng bà Tâm, đồng thời cả 2 giấy đều được ông Đỗ Văn Kỳ, Phó chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế ký xác nhận vào ngày 11 và 12/11/2000. Ngoài ra, các loại giấy tờ khác liên quan theo quy định, như quyết định xuất ngũ TNXP hoặc hoàn thành nhiệm vụ TNXP, giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, chuyển viện... đều không có.
anh-3.jpgKhông có cơ sở khẳng định bà Tâm có bị thương hay không nhưng lãnh đạo xã Phù Lưu Tế vẫn “vô tư” lập biên bản xác nhận bà Tâm có 5 vết thương.
 
Trớ trêu thay, chỉ có mấy loại giấy tờ trên nhưng ngày 17/11/2000, đại diện các cơ quan như Đảng, Đoàn và UBND xã Phù Lưu Tế vẫn tiến hành “họp khẩn” để lập biên bản đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh cho bà Tâm với 5 vết thương theo “phỏng đoán” như lời bà Tâm khai. Sau đó 5 ngày, tức ngày 22/11/2000, căn cứ biên bản đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh của xã Phù Lưu Tế và bản kê khai cá nhân của bà Tâm, bản cam đoan của đồng đội, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông Vận tải đã cấp ngay cho bà Tâm giấy chứng nhận bị thương.
 
Không lâu sau đó, ngày 29/12/2000 (tức trước 2 ngày khi Quyết định số 104/QĐ-TTg về việc xác nhận thương binh, liệt sỹ là TNXP kết thúc - PV), Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông Vận tải đã “khẩn trương” tổ chức giám định thương tật cho bà Tâm, với tỷ lệ thương tật 23%, căn cứ theo các vết thương được bà Tâm tự kê khai, để rồi sau đó đương nhiên bà Tâm trở thành thương binh (?!)
anh-4.jpgGiấy chứng nhận bị thương và biên bản giám định tỷ lệ thương tật được làm rất “khẩn trương” khi còn 2 ngày nữa kết thúc việc xác nhận thương binh, liệt s là TNXP.
 
Cũng từ đó, hiển nhiên bà Tâm đã là người có công với cách mạng. Cho nên, khi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi, bổ sung và Nghị định số 47/2000/NĐ-CP được triển khai, bà Tâm lại đương nhiên được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần với số tiền không nhỏ. Chưa nói đến, sau khi trở thành thương binh, bà Tâm còn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, Ban liên lạc toàn quốc bộ đội Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh tặng kỷ niệm chương... và nhiều chế độ ưu đãi khác của Đảng, Nhà nước dành cho người có công với cách mạng, bà Tâm đều được hưởng một cách trọn vẹn trong suốt gần 21 năm ròng.
anh-5.jpgBà Tâm gian dối kê khai tăng thời gian để trục lợi chế độ ưu đãi người có công
 
Không chỉ có vậy, quá trình điều tram chúng tôi còn phát hiện bà Tâm còn có sự gian dối khác để trục lợi chế độ ưu đãi trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến. Cụ thể, tại Quyết định số 88138/QĐ-LĐTBXH, ngày 23/7/2003 của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Hà Tây (cũ) về việc trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến, bà Tâm có thời gian là 6 năm 3 tháng quy tròn đủ 6,5 năm. Trong khi đó, nếu tạm tính trong hồ sơ thương binh khai man của bà Tâm thì bà Tâm có thời gian tham gia TNXP từ 20/9/1968 đến 15/9/1972 là gần trọn 4 năm nhưng đây lại khai vượt quá 2 năm 3 tháng để trục lợi.
 
Bên cạnh đó, chúng tôi còn phát hiện bà Tâm có tên trong danh sách nhận truy lĩnh chế độ đi B- theo Văn bản số 672- TV10- Cục Tài vụ- Bộ Quốc phòng (Danh sách này do Ban chấp hành huyện Đoàn Mỹ Đức lập, được Thiếu tá Đào Phúc Huấn, cán bộ Ban chỉ huy Quân sự huyện và đồng chí Đặng Đức Cảnh, Phó Bí thư huyện Đoàn Mỹ Đức ký xác nhận- PV).
 
anh-6.jpgNgoài việc gian dối khai tăng thời gian để trục lợi chế độ ưu đãi người có công, bà Tâm còn gian dối để được truy lĩnh chế độ đi B.
 
 
 
Chưa nói đến, quá trình thu thập nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi còn có bằng chứng để khẳng định cuộc “họp khẩn” vào ngày 17/11/2000 của các cơ quan như Đảng, Đoàn và UBND xã Phù Lưu Tế để lập biên bản đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh cho bà Tâm chỉ là một cuộc họp giả cách, không có thực...
 
Tại sao “người đào ngũ, không hoàn thành nhiệm vụ” trở thành người có công với cách mạng, cứ điềm nhiên thụ hưởng các chế độ chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước lại chưa bị đưa ra kiểm điểm, xử lý để đem lại sự công bằng cho xã hội? 
 
 
 
 
 
 
Xuân Hoàng
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top