Nhiều ngày qua ở Nghệ An xôn xao thông tin nhóm cán bộ cốt cán của xã Diễn Hồng (Diễn Châu) bán trụ sở làm việc không thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã về Diễn Hồng tìm hiểu sự việc.
Xã bán trụ sở?
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Trung, Chủ tịch UBND xã Diễn Hồng cũng rất bất ngờ về thông tin xã bán trụ sở làm việc. Ông Trung cho biết, từ năm 1991 về trước, cuộc sống của nhân dân xã Diễn Hồng rất khó khăn. Những từ năm 1995 đến nay, xã có chủ trương ly nông không ly hương, bà con bắt đầu dịch chuyển từ làm nông nghiệp sang ngành nghề sản xuất, dịch vụ kinh doanh buôn bán và xây dựng nhờ địa bàn xã bám trục Quốc lộ 1A hơn 4km. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân thuộc tốp đầu của huyện Diễn Châu.
Diễn Hồng có diện tích đất tự nhiên 578,4ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 299,2ha, dân số 2.639 hộ (11.557 khẩu). Điều đáng nói là dân số của xã phân bổ không đồng đều, tập trung ở phía Đông Quốc lộ 1A. Cả 3 cấp trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), trạm y tế, sân vận động, chợ Dàn và 8/9 nhà văn hóa khối xóm đều nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A. Điều này rất bất cập trong việc giao dịch của dân với UBND xã vì tuyến đường 1A có lưu lượng xe cộ giao thông đông đúc.
Trụ sở UBND xã Diễn Hồng
Đảng bộ xin ý kiến chuyển trụ sở
Ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Diễn Hồng, cho biết: Việc dân số sống tập trung ở phía Đông Quốc lộ 1A trong khi trụ sở UBND xã lại đóng ở phía Tây quốc lộ nên rất bất cập. Vì vậy, Đảng bộ xã xin ý kiến đại đa số đảng viên về việc chuyển trụ sở tại hội nghị Sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2017 và được đại đa số đảng viên đồng ý. Sau đó, Đảng ủy đã chỉ đạo Thường trực HĐND xã, UBMT Tổ quốc xã xin ý kiến cử tri toàn xã tại kỳ tiếp xúc cử tri với đại biểu hội đồng nhân dân trước kỳ họp thứ 4 HĐND xã và đã được đại đa số cử tri đồng ý. Tại kỳ họp thứ 4 HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 đã biểu quyết thông qua.
Theo đó, khu đất sẽ chuyển UBND về là rộng 19.200m2, đất do xã quản lý, nằm cạnh cụm 3 trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vận động trung tâm (đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng). Theo ông Sơn, việc chuyển trụ sở mới chỉ là nguyện vọng của đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Diễn Hồng. Việc quyết định cho phép chuyển hay không, UBND xã phải lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định (cấp huyện, tỉnh) và được đồng ý thì mới có các bước thủ tục tiếp theo.
"Hiện nay, xã chưa làm thủ tục liên quan tới việc chuyển trụ sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Còn thông tin xã tự ý bán trụ sở cho doanh nghiệp là tin thất thiệt, không đúng, chắc chắn có ai đó muốn tạo dư luận sai khác, cố ý làm xáo trộn cuộc sống, gây hiểu nhầm cho nhân dân", ông Sơn nói.
Anh Tuấn
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.