Xây dựng nhiều tòa nhà vượt chiều cao quy hoạch tỷ lệ 1/2000, để đơn vị liên danh ký hợp đồng bán 314 căn hộ khi chưa đủ điều kiện pháp lý, Cty CP Phát triển đô thị Từ Liêm bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị truy thu 15,5 tỷ đồng và thực hiện các biện pháp khắc phục.
Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị truy thu 15,5 tỷ đồng.
Dự án KĐT mới Dịch Vọng (Cầu Giấy) do Cty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (Lideco) làm chủ đầu tư từ năm 2003. Dự án với tổng diện tích đất là 22,5ha, tổng mức đầu tư 794,8 tỷ đồng, tiến độ xây dựng dự án từ 2003 - 2018. Cho đến nay, dự án này đã hoàn thành được trên 90% khối lượng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư không tuân thủ đầy đủ quy hoạch, xây quá chiều cao được phê duyệt, sử dụng không đúng công năng một số tầng kỹ thuật tại các toà nhà.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết, dự án khu đô thị Dịch Vọng, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 111/2001/QĐ-UB ngày 9/11/2001, đối với tòa nhà NO9B1- NO9B2 cao 12 tầng. Nhà NO10 cao 9 tầng. Tuy nhiên, sau đó, thành phố lại phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2905, ngày 18/7/2008, đối với tòa nhà N09B1 từ 12 lên thành 17 tầng. Nhà N09B2 từ 12 tầng lên 21 tầng. Riêng nhà N010 được điều chỉnh từ 9 tầng lên 32 tầng là không phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 43/1999/QĐ-UB ngày 29/5/1999, vi phạm khoản 2, điều 7 Nghị định 02/2006/NĐ-CPngày 5/1/2006 của Chính phủ quy định về việc Ban hành quy chế khu đô thị mới.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ trách nhiệm của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội khi chấp thuận phương án thiết kế sơ bộ kiến trúc công trình nhà ở cao tầng N09B1 và N09B2 có thêm tầng kỹ thuật tại văn bản số 1100/QHKT-P1 ngày 3/8/2007, và công trình N010 điều chỉnh quy mô từ 32 tầng lên 34 tầng (bao gồm tầng kỹ thuật và tum thang) tại văn bản số 1176/QHKT-P8 ngày 1/4/2014, là không phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựngtỷ lệ 1/2000 đã phê duyệt,vi phạm khoản 2, điều 7 Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 5/1/2006 của Chính phủ.
Cụ thể, Lideco đã xây dựng 3 tầng kỹ thuật gồm: Tầng kỹ thuật 2A - tòa nhà N09B1 sử dụng vào mục đích trụ sở làm việc của công ty, diện tích sử dụng 1.024,8m2. Tầng kỹ thuật 2A - tòa nhà N09B2 sử dụng vào mục đích làm văn phòng cho thuê, diện tích sử dụng 699m2. Tầng kỹ thuật nhà N010 sử dụng làm mục đích văn phòng cho thuê và kinh doanh dịch vụ với diện tích 572,38 m2 là không phù hợp quy hoạch xây dựng, sử dụng không đúng mục đích, vi phạm điểm a, khoản 1, điều 36 Luật Xây dựng năm 2013.
Căn cứ vào những sai phạm tại dự án, đoàn thanh tra xác định số tiền sử dụng đất Lideco phải nộp bổ sung là gần 31 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong kết luận, Thanh tra Chính phủ chỉ kiến nghị truy thu 50% khoản tiền trên, căn cứ kiến nghị của chủ đầu tư cho rằng diện tích tầng kỹ thuật, ngoài chức năng kỹ thuật, công ty sử dụng để làm việc, không có tình tiết kinh doanh.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, Lideco đã thực hiện liên danh liên kết với Công ty CP Tập đoàn Hà Đô bằng Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh số 03/HĐHTKD ngày 29/11/1999. Ngày 12/5/2010, Lideco ký hợp đồng số 04/HĐUQ, ủy quyền cho Tập đoàn Hà Đô được toàn quyền quyết định triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng có ký hiệu N010. Căn cứ Hợp đồng trên, Tập đoàn Hà Đô ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với 341 khách hàng, mặc dù Tập đoàn Hà Đô không phải chủ đầu tư dự án, không đủ điều kiện về giao dịch dân sự, dẫn đến người mua nhà không hoàn thiện được thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định.
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 29/8, đại diện Lideco cho biết, những sai phạm trên đã được chủ đầu tư giải trình với Thanh tra Chính phủ khi làm việc năm 2015. Liên quan đến việc chưa nộp bổ sung tiền sử dụng đất nêu trong kết luận, ông Tuân giải thích, kết luận thanh tra đã đề xuất mức tiền sử dụng đất nộp bổ sung. Tuy nhiên, do thành phố chưa phê duyệt mức nộp bổ sung nên doanh nghiệp chưa có cơ sở để khắc phục theo quy định.
Ngoài ra, đại diện Lideco còn cho biết, sau khi làm việc với Thanh tra Chính phủ, chủ đầu tư đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án aN010 cho Tập đoàn Hà Đô, để đơn vị này làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định, hiện 314 khách hàng ký hợp đồng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Do dự án đã chuyển nhượng, Tập đoàn Hà Đô phải thực hiện tiếp phần nghĩa vụ tài chính bổ sung dự án nhà N010 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo Hà Thành/Tienphong.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.