Là một trong những mô hình nuôi trồng thủy sản đang được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai, nuôi cá chép ứng dụng công nghệ “sông trong ao” với nhiều ưu điểm vượt trội hứa hẹn mang lại sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bằng đam mê, chịu khó, gia đình chị Phan Thị Lụa, Ấp 10, xã Nguyễn Phích (U Minh - Cà Mau) đã “chinh phục” thành công cây sầu riêng trên vùng đất nhiễm phèn mặn.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật, chị Nguyễn Thị Hoàn ở thôn 6, xã Quảng Thạch (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã thay đổi nhận thức canh tác và có thu nhập khá cao từ trồng khoai lang.
Tận dụng lợi thế đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, người dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi - Hòa Bình) triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao thu nhập cao.
Nhận thấy ba kích tím có giá trị kinh tế cao, người dân ở các xã vùng cao huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã trồng xen dưới tán rừng, cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Nhằm mở ra hướng chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho bà con các xã miền núi, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội giao Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại hai xã Yên Bình và Yên Trung.
Vụ hè thu 2018, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp cùng Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình trồng lạc thâm canh trên chân đất lúa chuyển đổi tại xã Mỹ Châu.
Mô hình thâm canh dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng ở xã Bắc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường và giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Với khát vọng đồng hành cùng nông dân đem lại mùa vàng ấm no hạnh phúc, Đạm Cà Mau triển khai chương trình Trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao tại 142 HTX ĐBSCL và gần 80 hộ nông dân.
Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ có nhiều làng nghề và công nghiệp phụ trợ phát triển, nhiều gia đình ở Thuận Thành (Bắc Ninh) cho thuê lại ruộng đất. Vì vậy, nhiều chủ trang trại có điều kiện tích tụ đất đai để sản xuất lớn, có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Mô hình nuôi thử nghiệm cá chạch bùn (cá zét) trong ao lót bạt tại thị xã Ba Đồn (Lệ Thủy) được đánh giá có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện địa phương, bước đầu mở ra hướng đi mới cho việc đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt của tỉnh Quảng Bình.
Sau 4 năm chuyển đổi từ trồng tiêu sang trồng bơ, áp dụng biện pháp kỹ thuật điều chỉnh bơ cho thu hoạch sớm, gia đình ông Biện Tấn Quỳnh (thôn Tung Neng, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có thu trên 100 triệu đồng/năm.