Nhằm mở ra hướng chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho bà con các xã miền núi, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội giao Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại hai xã Yên Bình và Yên Trung.
Nâng cao thu nhập
Mô hình có quy mô 56 con dê, với 8 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật và con giống. Con giống có trọng lượng bình quân 30kg/con dê đực, 20 kg/con dê cái. Mỗi hộ được giao 6 dê cái và 1dê đực.
Anh Nguyễn Văn Long, thôn Thung Mộ, xã Yên Bình cho biết: Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nuôi và cách phòng, trị bệnh cho dê nhưng được sự quan tâm, hướng dẫn sát sao của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện nên đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn dê bước vào lứa sinh sản thứ 4. Từ 6 con cái được hỗ trợ, tôi phát triển đàn dê lên 31 con, trong đó đã xuất bán 15 con dê đực, lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.
Thực tế thấy, mô hình có vốn đầu tư ít, có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình và thức ăn sẵn có như cỏ, lá cây rừng và phụ phẩm nông nghiệp như thân, lá cây ngô, lạc. Dê cái có thể sinh sản bình quân 2 lứa/năm, mỗi lần 1-2 con. Khoảng từ 5 tháng trở lên, dê sẽ cho xuất chuồng. Giá thịt dê hơi trên thị trường hiện dao động khoảng 120-150 nghìn đồng/kg, dê giống khoảng 160 nghìn đồng/kg, như vậy, nuôi dê cho lợi nhuận khá cao so với các loại vật nuôi khác.
Từ 1 dê đực và 6 dê cái được hỗ trợ ban đầu, sau 3 lứa sinh nở, chị Nguyễn Thị Lan (thôn Thung Mộ, xã Yên Bình) phát triển được 55 con. Chị đã biết “bắt bệnh” nên 100% dê con sau sinh đều khỏe mạnh.
Mở rộng quy mô
Ông Nguyễn Bùi Hải, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất, cho rằng, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tạo dựng cho người dân, đặc biệt là ở các xã miền núi phương thức sản xuất hợp lý và hiệu quả không đơn giản. Mô hình nuôi dê sinh sản được người dân 2 xã Yên Bình và Yên Trung tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng quy mô, điều đó cho thấy hiệu quả của mô hình và cần được triển khai trên địa bàn các xã miền núi khác.
Ông Đặng Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình, cho biết: Xã ghi nhận và đánh giá cao hiệu quả của các mô hình khuyến nông được triển khai trên địa bàn như nuôi dê sinh sản, bò sinh sản...
Mô hình khuyến nông chăn nuôi dê sinh sản tại xã Yên Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, mở ra hướng sản xuất mới phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là thay đổi được tập quán canh tác của bà con các xã miền núi.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.