Với khát vọng đồng hành cùng nông dân đem lại mùa vàng ấm no hạnh phúc, Đạm Cà Mau triển khai chương trình Trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao tại 142 HTX ĐBSCL và gần 80 hộ nông dân.
Ruộng thí nghiệm bộ sản phẩm Đạm Cà Mau cây lúa.
Sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho nông dân là điều đã được thực tế chứng minh. Phân bón là một trong những vấn đề quan trọng quyết định năng suất cây trồng trong mùa vụ, việc sử dụng phân bón chất lượng và hiệu quả vừa giúp đạt năng suất và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thế nhưng đến nay, việc bón phân của một bộ phận bà con vẫn chưa đúng với quy trình canh tác dẫn đến lợi nhuận thu về còn thấp và tốn nhiều chi phí, ngoài ra gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực trồng trọt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay, nhất là trên các vùng đất đã bị nhiễm phèn.
Ngoài ra, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của người dân, tác động xấu đến môi trường. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón giả gây thiệt hại tới 2 tỷ USD/năm đối với nền kinh tế.
Với khát vọng đồng hành cùng bà con nông dân đem lại mùa vàng ấm no hạnh phúc, Đạm Cà Mau triển khai chương trình Trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao tại 142 hợp tác xã Đồng bằng sông Cửu Long và gần 80 hộ nông dân. Mục đích giúp bà con trải nghiệm bộ sản phẩm đạm Cà Mau chất lượng cao, nắm vững quy trình bón phân, dần dần thay thế thói quen bón phân chưa hợp lý, so sánh thực tế hiệu quả từ mô hình này với tập quán canh tác trước nay, từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm cho sản xuất nông nghiệp.
Trong khuôn khổ 1 năm, kể từ tháng 7/2018, Đạm Cà Mau sẽ cung cấp trọn bộ phân bón cho nông dân và xã viên trong hợp tác xã nguồn phân bón của Đạm Cà Mau với lượng bón vừa đủ cho từng giai đoạn trong suốt mùa vụ, bao gồm các sản phẩm: N.Humate+TE 28-5, N46.Plus, NPK 16-16-8+TE, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau. Đồng thời với việc hỗ trợ phân bón Đạm Cà Mau còn cử kỹ thuật viên đến tận nơi để hướng dẫn, giúp thay đổi tập quán canh tác cũ, tư vấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân hiệu quả.
Kỹ sư Đạm Cà Mau tư vấn cách bón cây ăn trái tại Hợp tác xã Mãng cầu gai.
Ông Lê Văn Vui, Chủ nhiệm Hợp tác xã Mãng Cầu gai, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Từ lâu, vấn đề bón phân cải thiện mùa màng, đất đai luôn được người nông dân và cán bộ nông nghiệp địa phương quan tâm hàng đầu. Hiện nay còn nhiều hộ nông dân chưa được tiếp xúc với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, vẫn giữ thói quen canh tác cũ bón thừa phân, gậy hại cho đất. Tôi đánh giá cao tính khách quan và tính thực tiễn của chương trình Cùng Đạm Cà Mau trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao. Chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình và cùng chung tay với Đạm Cà Mau để thực hiện chương trình ý nghĩa này, giúp mang lại cuộc sống bền vững cho người dân địa phương”.
Thực tế chứng minh, sau 3 tháng triển khai chương trình với 3 đợt bón phân, một số mô hình trồng lúa và cây ăn trái tại các tỉnh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang đã tổ chức họp nhóm nông dân để công bố kết quả trình diễn. Chính nhận xét của nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm như: màu xanh bền, lá bóng mượt, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế đổ ngã, năng suất cao hơn đã giúp thương hiệu Đạm Cà Mau nói chung và đội ngũ tư vấn kỹ thuật của chương trình thêm động lực cùng nông dân trải nghiệm.
Bộ sản phẩm chất lượng cao của Đạm Cà Mau đã đến tay bà con nông dân ĐBSCL.
Chung tay thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh cho Việt Nam là khát vọng của toàn thể cán bộ và nhân viên trong công ty PVCFC. Trong nhiều năm qua, Đạm Cà Mau đã không ngừng nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giảm thiểu tác hại cho đất, cho môi trường. Không những vậy, Đạm Cà Mau còn muốn đồng hành, hướng dẫn kỹ thuật tối ưu cho người nông dân, giúp bà con có được mùa vàng bội thu. Chương trình này nhằm thực hiện khát vọng ấy của Đạm Cà Mau”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…