Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, MCK: DCM), cho biết vào lúc 4 giờ 20 phút sáng ngày 24/5, Nhà máy Đạm Cà Mau đã cán mốc sản lượng 5 triệu tấn urê sau 7 năm hoạt động.
Với công suất khoảng 800.000 tấn/năm, Đạm Cà Mau hiện đang đáp ứng hơn 40% nhu cầu về phân Ure trong nước, góp phần quan trọng trong việc ổn định nguồn cung phân bón cho ngành nông nghiệp nước nhà cũng như góp phần đưa PVCFC trở thành một trong những đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều đó, tập thể công nhân kỹ sư và ban lãnh đạo nhà máy Đạm Cà Mau đã nỗ lực không ngừng để vận hành nhà máy an toàn, ổn định trong suốt 7 năm qua ở công suất trung bình 107%, đạt nhiều kỷ lục về sản xuất như vinh dự nhận “Chứng chỉ vận hành xuất sắc” do hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) - nhà cung cấp bản quyền công nghệ sản xuất Ammoniac (NH3) trao tặng với hơn 300 ngày vận hành liên tục. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến thành quả đạt mốc sản lượng 5 triệu tấn Ure của Đạm Cà Mau.
Với ưu thế vượt trội về mặt chất lượng và phù hợp với điều kiện canh tác, Đạm Cà Mau đã chiếm trọn niềm tin của bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long với gần 60% thị phần, phát triển mạnh mẽ tại thị trường Campuchia và 2 năm liên tiếp được công nhận là Thương hiệu quốc gia, trở thành thương hiệu gần gũi được bà con nông dân hết mực tin yêu.
Việc nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản lượng sản xuất 5 triệu tấn sau 7 năm hoạt động an toàn, ổn định là một sự kiện rất có ý nghĩa, một dấu mốc thành tích rất đáng tự hào trong chặng đường hình thành và phát triển của nhà máy Đạm Cà Mau nói riêng và Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau nói chung. Thành quả đạt được này nhờ sự chỉ đạo chủ động, kịp thời và sâu sát của Ban lãnh đạo cùng với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ không mệt mỏi, sự đoàn kết quyết tâm phấn đấu không ngừng nghỉ của toàn thể CBCNV PVCFC đặc biệt là sự ủng hộ của bà con nông dân khắp mọi miền đất nước.
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh phân bón và hóa chất, trong những năm qua, PVCFC đã và đang đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, tập trung nghiên cứu các dòng sản phẩm mới trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, quản trị tốt nguồn nhân lực, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối và đưa những sản phẩm chất lượng đến tận tay bà con nông dân với sứ mệnh cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…