Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018 | 15:36

Hiệu quả từ nuôi dê lai bách thảo sinh sản ở Quảng Ngãi

Mô hình nuôi dê lai bách thảo do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) triển khai từ tháng 8/2017, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

de_qngai1.jpg
Ông Việt chăm sóc dê con mới sinh.

 

Mô hình triển khai tại 6 hộ dân ở 3 xã Tịnh Bình, Tịnh Giang, Tịnh Trà với 36 con dê lai bách thảo, trong đó có 30 con dê cái. Nhà nước hỗ trợ 24 con, với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng, số còn lại do hộ tham gia đối ứng; trung bình mỗi hộ được Nhà nước đầu tư 4 con dê, trong đó 1 dê đực và 3 dê cái. Trọng lượng ban đầu dê đực 30kg/con, dê cái 25kg/con. Qua hơn 1 năm nuôi, đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng dê đực đạt 50kg/con, dê cái 45kg/con. Hiện, có 17 con dê cái đã sinh sản; tỷ lệ dê con nuôi sống đạt trên 95% với 22 dê con đang sinh trưởng tốt.

Gia đình ông Lê Quốc Việt ở thôn Bình Bắc (xã Tịnh Bình) – hộ tham gia mô hình, được khuyến nông hỗ trợ 4 con dê, ông đầu tư thêm 2 con dê cái đối ứng. Với 5 con dê lai bách thảo sinh sản, trung bình cứ 1 con dê cái sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2 dê con. Vào mùa nắng ấm, dê con được 4 tháng tuổi thì xuất chuồng, trung bình mỗi con dê bán được 4 triệu đồng. Với giá cả ổn định, đầu ra thuận lợi, thu nhập từ nuôi dê của gia đình ông khá cao.

Dê là vật nuôi dễ thích nghi với vùng gò đồi, thức ăn chủ yếu là các loại lá và cỏ. Với mô hình chăn nuôi dê sinh sản, chú ý vệ sinh sạch sẽ cho dê con; trong vòng 20 ngày sau khi dê ra đời, chủ yếu bú mẹ; cho dê con ăn vừa phải, lá cây phải lau khô, tránh ẩm ướt dễ gây bệnh.

Ông Phạm Văn Tùng, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh, cho biết: Qua 1 năm thực hiện mô hình, đàn dê sinh sản tốt, đang thực hiện chuyển đổi các con dê đực để thụ tinh. Thời gian tới, huyện sẽ thành lập tổ chăn nuôi dê để xây dựng thương hiệu và nhân rộng mô hình.

 

 

Thu Phượng- Kim Cúc
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top