Tận dụng lợi thế đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, người dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi - Hòa Bình) triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao thu nhập cao.
Thu nhập trăm triệu
Trước kia, đa số các hộ dân xã Mỵ Hòa chăn nuôi trâu, bò theo hướng quảng canh, chăn thả không có kiểm soát và không chủ động được nguồn thức ăn, kỹ thuật phòng và chữa bệnh bị buông lỏng nên dịch bệnh xảy ra tràn lan…, làm giảm hiệu quả chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp.
Hiện nay, thông qua các lớp tập huấn, các hộ đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, thực tế là bằng việc trồng cỏ để nuôi nhốt vỗ béo bò thịt.
Gia đình ông Quách Mạnh Hoàn (xóm Đông Hòa 1) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại và mua bò giống về nuôi. Đồng thời, chuyển toàn bộ diện tích cấy lúa 1 vụ và đất đồi thuê thêm của các hộ dân sang trồng cỏ voi, VA06 (gần 3ha). Sau gần 3 năm, gia đình ông hiện có 20 - 30 bò lai Sind.
Ông Hoàn cho biết, việc nuôi nhốt bò có nhiều cái lợi: không mất công chăn thả, quản lý được vật nuôi và kiểm tra được sự tăng trọng qua từng tuần, từng tháng. Bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lãi. Năm 2017, ông xuất ra thị trường 18 con (cả bò thịt và bê giống) với giá bê giống 220.000 đồng/kg, bò bán thịt 180.000 đồng/kg, thu về 170 triệu đồng.
Gia đình ông Quách Công Tấn ở xóm Bãi Khoai nuôi khoảng 2 năm nay. Với số vốn đầu tư 100 triệu đồng, gia đình ông mua được 5 con bê lai Sind về nuôi và gây giống. Đến nay, trong chuồng nuôi duy trì trên 10 con. Sau 6 - 8 tháng nuôi, đến tháng 8/2018, gia đình ông xuất bán 3 con, giá 15 - 20 triệu đồng/con.
Để cung cấp nguồn thức ăn dự trữ tại chỗ, gia đình ông Tấn trồng 1ha cỏ.
Theo ông Tấn, nuôi bò vỗ béo ngoài việc chọn bò giống thì khâu quan trọng là cho ăn đầy đủ. Trước khi bán 1- 2 tháng, cho ăn thức ăn xanh và bổ sung thêm thức ăn tinh (cám ngô, cám gạo, cám vỗ béo bò thịt). Chăm sóc bò tốt trong giai đoạn này giúp bò mướt, đẹp, trọng lượng cao, dễ bán.
Nhân rộng mô hình
Mỵ Hòa hiện có có trên 10 hộ nuôi theo hình thức vỗ béo bò này. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đề ra các chính sách khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó có chính sách khuyến khích người dân xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt bò vỗ béo.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.