Quế Phong là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An. Điều kiện và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, bất cập, trong đó, bà con vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, vừa không kiểm soát được dịch bệnh, vừa không đem lại hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng. Hàng năm, bằng nguồn kinh phí được duyệt, Chi cục đã kiểm tra, lấy mẫu rau phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV thuộc gốc Carbamate và lân hữu cơ. Từ kết quả phân tích, Chi cục có kế hoạch tập huấn giúp các cơ sở và nông dân điều chỉnh quy trình sản xuất an toàn.
KTNT - Với mục tiêu áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác và lựa chọn áp dụng cơ giới hóa phù hợp trong sản xuất lúa, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh tổ chức trình diễn mô hình xây dựng cánh đồng lớn thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa với quy mô 50ha, 71 hộ ở ấp Ô Tre Lớn, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành tham gia.
Vùng Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản, tuy nhiên, hiện nay, tiềm năng này chưa được phát huy một cách hiệu quả do sản xuất còn manh mún, theo phong trào, tính liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp chưa cao. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, đẩy mạnh liên kết, tổ chức sản xuất rải vụ để tránh áp lực mùa vụ,... là những giải pháp cơ bản để phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trong khu vực.
Những lớp học đồng ruộng (FFS) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) hỗ trợ Việt Nam từ năm 1992 -1996 để bảo tồn đất, nước, nguồn di truyền động, thực vật, môi trường được Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) áp dụng ngay sau đó. Đến nay, những lớp học này vẫn được duy trì và ngày càng phát huy tác dụng.
Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều diện tích cây hồ tiêu tại huyện Hoài Ân (Hoài Nhơn - Bình Định) bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm. Hiện, chưa có thuốc đặc trị bệnh này khiến nhiều vườn tiêu chết rụi, nông dân trắng tay. Theo ngành chức năng, đây là hậu quả của việc phát triển hồ tiêu tự phát, không theo quy hoạch và thiếu hiểu biết trong phòng trừ dịch bệnh.