Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 8 năm 2017 | 4:25

Triển vọng những cây trồng mới ở Mù Cang Chải

Với mục tiêu cụ thể hóa các nội dung trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã đưa nhiều cây trồng mới vào sản xuất.

Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đánh giá mô hình lúa mì tại xã Púng Luông.

Theo đó, từ vụ đông xuân năm 2015 - 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế An Việt thực hiện mô hình trồng lúa mì tại các xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và mô hình trồng khoai tây tại hai xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha; phối hợp với Công ty cổ phần Thịnh Đạt xây dựng mô hình trồng cải dầu tại xã La Pán Tẩn và xã Chế Cu Nha. Cả 3 mô hình đã cho kết quả khả quan, khả năng thích nghi của 3 giống cây trên với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương cao, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Với kết quả ban đầu, vụ đông xuân năm 2016 - 2017, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các doanh nghiệp nhân rộng 3 mô hình tại các xã khác trên địa bàn, liên kết chặt chẽ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã thành lập các tổ chỉ đạo sản xuất, chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất, cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp với các đơn vị chuyên môn cùng khuyến nông viên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật cho bà con tham gia mô hình. Tiến hành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ từ khâu làm đất, gieo trồng, đến  thu hoạch.

Mô hình trồng cây cải dầu được triển khai với kế hoạch gieo trồng 500ha tại 12 xã của huyện. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng chỉ đạt 424,7/500ha, năng suất trung bình 14,15 tạ/ha. Những diện tích cải dầu trồng đúng thời vụ, được người dân chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật cho năng suất 20 - 26,6 tạ/ha, giá trị thu nhập từ 30 - 45 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm chính là hạt cải, trồng cải dầu còn tạo cảnh quan phục vụ cho mục đích du lịch, trong mùa hoa cải nở (tháng 2/2017), mỗi ngày thu hút 300 - 500 lượt khách du lịch đến tham quan, giúp người dân tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, bã của hạt cải dầu kết hợp với một số loại phụ gia có thể sản xuất phân bón hoặc thức ăn gia súc.

Cây lúa mì được triển khai thực hiện với diện tích 20 ha, mô hình được bố trí tại các chân ruộng cấy lúa 1 vụ và chủ động nước tưới tiêu trên địa bàn 3 xã: Nậm Khắt (4ha), Púng Luông (8ha), La Pán Tẩn (8ha). Từ thực tế cho thấy, với những diện tích cây lúa mì sinh trưởng và phát triển tốt thì năng suất đạt 40 - 42 tạ/ha, cho thu nhập 24 - 25 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, thân của cây lúa mì kết hợp với chế phẩm sinh học có thể làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Hạt lúa mì chế biến chưng cất thành rượu lúa mì bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/lít.

Mô hình trồng khoai tây được triển khai với quy mô 14ha tại các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Kim Nọi, Khao Mang,thị trấn Mù Cang Chải, được bố trí trên chân ruộng đất cát pha cấy một vụ lúa và chủ động nước tưới. Với những diện tích được người dân chăm sóc tốt, năng suất đạt từ 20 - 25 tấn/ ha, đem lại thu nhập 120 - 150 triệu đồng/ha.

Qua 2 vụ triển khai thấy những giống cây trên đã khẳng định được khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên và khí hậu của địa phương, tuy nhiên, một số mô hình năng suất đạt chưa cao. ­Nguyên nhân là do người dân chưa chú trọng khâu chăm sóc, thu hoạch chưa đúng thời vụ nên ảnh hưởng đến năng suất. Cùng với đó, người dân vẫn còn tập quán canh tác và tư duy sản xuất tự cung tự cấp, chưa có nhận thức đầy đủ về sản xuất hàng hóa nên phần nào hạn chế việc cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Việc đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất  phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển một cách bền vững, chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề về đời sống và đáp ứng nhu cầu của nông dân, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Theo nhận xét của cán bộ được giao thực hiện mô hình, để các mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, đặc biệt là dự trữ phân hữu cơ để bón lót cho cây trồng. Cần thực hiện tốt hơn nữa khâu liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Minh Phượng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top