Phát triển rừng gỗ lớn là xu hướng tất yếu của kinh doanh rừng trồng sản xuất hiện nay bởi không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình do giảm chi phí trồng mới, giảm công lao động, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất do kéo dài chu kỳ kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Diễn biến thời tiết bất thường, quy mô sản xuất manh mún, thiếu hụt nguồn nhân lực đang là những nguyên nhân khiến sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm áp lực về công lao động, đồng thời mở rộng sản xuất theo chuỗi là những giải pháp cần đẩy mạnh thực hiện để vụ Đông tiếp tục là vụ sản xuất chính trong năm.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp đến 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây cả nước. Tuy vậy, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, các chuyên gia cho rằng, phải giải quyết căn cốt giống tốt, thích ứng với BĐKH cho ba nhóm sản phẩm chính: Thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo.
Sáng ngày 22/9, tại Hải Phòng, Trung tâm khuyến nông Quốc gia kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là dịp để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh các HTX trên địa bàn cả nước.
Liên kết sản xuất là chủ trương lớn của ngành nông nghiệp Lào Cai. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc liên tục tăng, đặc biệt là đàn bò. Trong khi đó, sự sụt giảm của diện tích đồng cỏ, bãi chăn tự nhiên khiến người nông dân mất nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị thức ăn cho đàn gia súc; nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp không còn đáp ứng đủ nhu cầu.
Là vùng trọng điểm lúa của cả nước nhưng đến nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn giữ thói quen canh tác truyền thống như sạ dày, lạm dụng phân bón hóa học khiến giá thành sản xuất tăng cao trong khi chất lượng lúa không đảm bảo. Chính vì vậy, từ vụ lúa hè thu năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động chương trình Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ ở vùng ĐBSCL.