Đa Mi là xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Ngoài đất rừng phòng hộ, cây trồng chính tại địa phương là cà phê, sầu riêng, bơ và xoài. Trong đó, diện tích cây cà phê của xã là trồng từ hạt nên vườn cà phê có hiện tượng thoái hóa, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.
Cà phê sau khi ghép cải tạo phát triển tốt.
Nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển sinh kế cho nông dân trong vùng dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2)”, từ năm 2016, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện mô hình “Cải tạo vườn cà phê bằng phương pháp ghép mắt”, quy mô 8ha với 8 hộ tham gia. Giống cà phê thực hiện trong mô hình là giống TS5, có đặc điểm lá xanh đậm, dày, cành to khỏe, dài, dẻo, kháng bệnh gỉ sắt cao. Khi có quả, quả to xanh đậm, vỏ mỏng. Cây phát triển khỏe, trái chín tập trung, năng suất từ 7-10 tấn/ha, tỷ lệ tươi/khô 3,8kg.
Sau 11 tháng thực hiện, qua đánh giá tại hội thảo đầu bờ, các hộ tham gia mô hình đều nhận xét, giống ghép có tỷ lệ sống khá cao, đạt 95%. Tỷ lệ nảy chồi cao, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhiều cặp cành có khả năng cho thu hoạch vào cuối năm 2018.
Mặc dù chưa đến giai đoạn thu hoạch trái để đánh giá một cách đầy đủ, tuy nhiên, thông qua mô hình, các hộ dân đã nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh cải tạo vườn cà phê bằng phương pháp ghép mắt. Bên cạnh đó, vườn sau khi cải tạo, nguồn sâu bệnh giảm hơn nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ những kết quả đó, mô hình đã khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi vườn cà phê trồng từ hạt năng suất thấp sang vườn cà phê giống mới kháng sâu bệnh, năng sất cao, tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
P.V
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.