Điện Biên có nhiều diện tích trồng nhãn, nhưng do thiếu quy hoạch, không xác định rõ nguồn gốc giống nên chất lượng chưa cao, giá trị kinh tế thấp.
Giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1 mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân Điện Biên.
Trước thực trạng đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án thay thế các giống nhãn cũ của bà con bằng giống nhãn PH-M99-1.1. Đây là giống nhãn đã được tuyển chọn qua các năm, có nguồn gốc từ Hưng Yên, thời gian chín muộn hơn so với nhãn đại trà khoảng 20 ngày.
Dự án lựa chọn các gia đình có nhu cầu ghép cải tạo vườn nhãn. Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn; cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia.
Đến nay, mầm ghép sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao mầm ghép đạt 80 - 130cm, mỗi đầu mầm ghép phân nhánh từ 2-3 cành, đường kính mầm ghép đạt 2-3 cm, sản lượng thu hoạch trong năm đầu đạt 50 kg/cây, giá bán trên thị trường 30.000 đồng/kg, cho thu 1 triệu đồng/cây.
Ông Trần Văn Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên, cho biết: Mô hình ghép cải tạo nhãn đã giúp các hộ nhận thức việc thay thế giống nhãn kém hiệu quả sang giống nhãn có giá trị kinh tế là rất cần thiết. Hiện nay, với giá bán 30.000 - 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, sau 1 năm lợi nhuận đạt khoảng 100 triệu đồng/ha. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các gia đình có diện tích đất trồng nhãn rộng, ít công chăm sóc so với sản xuất lúa, ngô, đậu tương.
Dự án ghép cải tạo nhãn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi nhận thức, giúp mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng ổn định, bền vững.
Hoàng Khắc Tân
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.