Chi Trà ở VQG Tam Đảo có 16 loài và 01 thứ, chiếm 28% tổng số loài Trà hoa vàng của Việt Nam. Trong đó hai loài Trà hoa vàng Tam Đảo và Trà vàng pêtêlô là đặc hữu, là cây hoa và cây dược liệu quý. Đây là các loài có hoa to, màu vàng đậm, óng, rất đẹp. Trong quá trình nghiên cứu, Vườn quốc gia Tam Đảo đã xây dựng được quy trình nhân giống vô tính hai loài trà hoa vàng trên, với mục đích có thể nhân giống vô tính để trồng bảo tồn và giúp người dân vùng đệm phát triển kinh tế.
Vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được đề cập từ lâu nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm”, nhiều chuyên gia cho rằng, cần nhân rộng mô hình nuôi theo hướng an toàn sinh học hoặc VietGAP.
Vụ hè thu 2016, mô hình 2 lúa 1 màu (Dự án gieo trồng đa dạng, thu hoạch an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu) được thực hiện tại ruộng của 2 hộ: ông Trần Văn Sól (xã Vị Tân, TP. Vị Thanh) trên quy mô 2.600m2 đất lúa, trồng bắp (giống ADI 603) 2.000m2, diện tích còn lại trồng thử nghiệm mè và đậu xanh; ông Diệp Văn Khỏe (xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A) trên quy mô 3.000m2 đất lúa, trồng bắp (giống siêu dẻo F10) 2.000m2, còn lại trồng mè và đậu xanh.
Khá nhiều hộ nông dân ở các vùng cà phê Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh… (Lâm Đồng) đã và đang áp dụng giải pháp ghép chồi mới trên thân cây cũ, kết hợp với việc sử dụng đồng bộ các chất dinh dưỡng, điều hòa độ pH, khử chua cho đất, tạo bộ rễ mới cho cây cà phê già (15- 20 năm tuổi), hướng đến năng suất 7 tấn nhân/ha/năm.
Lâu nay, người dân huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) chỉ biết đến việc nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Hiện nay, việc nuôi theo cách truyền thống không còn đem lại lợi nhuận bởi nguồn nước bị ô nhiễm, tôm giống kém chất lượng, dẫn đến việc tôm bị hao hụt, kém năng suất. Cũng như các hộ dân khác, gia đình ông Huỳnh Văn Thọ phải sống phụ thuộc vào những vuông tôm như vậy.
Tại Diễn đàn Khuyến nông@ nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp phát triển cây màu luân canh trên đất lúa theo hướng bền vững phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Vĩnh Long, nhiều ý kiến cho rằng, đây là một lựa chọn tất yếu cho đất chín rồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, cần có một cơ cấu cây trồng hợp lý thay vì độc canh cây lúa như hiện nay.