Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 7 năm 2016 | 2:16

Bảo tồn trà hoa vàng Tam Đảo: Cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu

Những năm gần đây, do khai thác không hợp lý nên trữ lượng các loài Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo đang suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là hai loài Trà hoa vàng pêtêlô và Trà hoa vàng Tam Đảo, đây là 2 loại vừa làm cảnh, vừa làm dược liệu… mang lại giá trị kinh tế cao.

Chăm sóc hoa trà vàng.

Nhằm bảo vệ, lưu trữ và phát triển nguồn gen các loài Trà hoa vàng phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác và sử dụng bền vững trong tương lai, mặt khác sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã xây dựng mô hình bảo tồn 2 loại hoa quý này, bước đầu mang lại kết quả thiết thực.

Qua quá trình nghiên cứu các thành phần lý, hóa học của đất, quá trình sinh trưởng và phát triển, cũng như quy trình nhân giống vô tính của cây Trà hoa vàng, nhóm nghiên cứu gồm TS Đỗ Văn Tuân và KS Đặng Văn Thạch đã bước đầu xây dựng một số mô hình trồng bảo tồn hai loài trà hoa vàng pêtêlô và Trà hoa vàng tam đảo.

Theo đó, Trà hoa vàng sau khi nhân giống, được trồng thử nghiệm dưới tán rừng tái sinh, ở độ cao 100m so với mực nước biển, tại khu vực Vườn thực vật của VQG Tam Đảo. Khu vực trồng có độ dốc thoải, nhỏ hơn 15o; độ che phủ dưới mức 0,4; thuộc kiểu rừng phục hồi sau khai thác kiệt, bao gồm các quần thụ non với những loài cây ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, tổ thành cây ưu thế không rõ ràng.

Tỷ lệ sống ban đầu của Trà hoa vàng Tam Đảo trồng ở Vườn thực vật cao hơn cây trồng ở rừng tự nhiên (91,94% so với 90,80%). Tuy nhiên, cây trồng ở rừng tự nhiên có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với cây được trồng tại Vườn thực vật. Điều này cho thấy Trà hoa vàng Tam Đảo sinh trưởng tốt hơn trong môi trường rừng tự nhiên vốn có.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng pêtêlô trồng trong rừng tự nhiên cao hơn trồng ở Vườn thực vật (95,86% so với 94,00%). Tuy nhiên, sau 18 tháng trồng, tỷ lệ sống ở Vườn thực vật là 86,00%, còn ở rừng tự nhiên chỉ là 80,00%, bởi một số cây Trà hoa vàng pêtêlô trồng tại đây có hiện tượng bị chết do mối xông. Khi so sánh các chỉ tiêu khác cho thấy, cây trồng ở rừng tự nhiên có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với cây được trồng tại Vườn thực vật. Điều này cho thấy Trà hoa vàng pêtêlô sinh trưởng tốt hơn trong môi trường rừng tự nhiên vốn có. Trong quá trình nhân giống cần tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật như: Vườn giống cần chăm sóc đúng kỹ thuật, nuôi hom phải đúng thời điểm, hom giống phải đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật vườn ươm và cây xuất vườn phải đúng tiêu chuẩn.

Từ các kết quả nêu trên, bước đầu khẳng định, nhân giống vô tính và trồng bổ sung nhằm tăng thêm số lượng cá thể hai loài Trà hoa vàng Tam Đảo và Trà hoa vàng pêtêlô tại nơi chúng đã phân bố trong vùng lõi là mô hình bảo tồn có triển vọng. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu, để có được những kết luận đầy đủ và toàn diện cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

TS.Đỗ Văn Tuân, KS.Đặng Văn Thạch - Vườn Quốc gia Tam Đảo

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

  • Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.

  • TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 là giống lúa được người sản xuất bún, bánh ở miền Trung rất chuộng. Theo tính toán, 1 kg gạo TBT132 sẽ làm ra hơn 3kg bún tươi, nhiều hơn so với các loại gạo khác từ 10 - 15%.

Top