Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vườn cà phê xen cây ăn trái của gia đình ông Võ Tiến Dũng (thôn 2, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đem lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Đây là mô hình được nhiều bà con đến tham quan, học tập.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình xen canh cà phê với sầu riêng của gia đình ông Dũng.
Chuyên sản xuất đá cây với thâm niên ngót 20 năm nhưng cuối cùng, ông Dũng lại chọn gắn bó với nương rẫy và phát triển cây công nghiệp. Mỗi ngày, ông dành hầu hết thời gian để chăm sóc cây cà phê, sầu riêng và coi chúng như những đứa con “tinh thần” của mình.
Đầu năm 1982, gia đình ông Dũng bắt đầu trồng cây cà phê trên 5 sào đất (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2). Thời gian này, do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên cà phê cho quả ít. Để tìm hướng đi mới cho mảnh vườn nhỏ của gia đình, ông Dũng bắt đầu thử trồng xen canh với các loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, ông vẫn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh nước đá, chắt chiu từng đồng để có tiền mua thêm đất rẫy mở rộng diện tích, lấy ngắn nuôi dài và đi học kiến thức trồng cà phê. Đến năm 2000, gia đình ông Dũng ngừng hẳn việc kinh doanh nước đá, dốc sức phát triển cây công nghiệp.
Nhận thấy cây cà phê trên rẫy bắt đầu già cỗi, ông Dũng quyết định tái canh vườn cà phê theo hình thức cuốn chiếu. Mỗi năm, ông nhổ bỏ một ít, sau đó tiến hành cày xới đất, khoan lỗ… để đất trống trong vài tháng rồi đổ phân chuồng, vôi xử lý đất để trồng lại dần. Cứ thế, mỗi năm ông thay dần bằng những cây cà phê mới. Song song với đó, ông bắt đầu trồng xen canh cà phê với sầu riêng. Trong 5 năm đầu, phần vì chưa có kinh nghiệm, sầu riêng phát triển không đều và xuất hiện bệnh vàng lá, xì mủ rồi chết dần. Không nản chí, ông lại tự mày mò tìm hiểu kiến thức trồng sầu riêng của nhà vườn ở các vùng nổi tiếng như Cái Mơn (Bến Tre), Bình Phước…, đồng thời tìm thêm kiến thức trên mạng Internet, và tìm đọc các loại sách kỹ thuật để thử nghiệm cho chính vườn sầu riêng của mình. Thấy được hiệu quả, đến nay, gia đình ông Dũng phát triển 4.000 cây cà phê cùng 1.000 cây sầu riêng trồng xen. “Hiện, tôi trồng theo kiểu 3 cà phê xen 1 sầu riêng. Vì cà phê cần bóng mát để phát triển nên khi trồng xen sầu riêng, cà phê được che bóng, giúp người trồng tiết kiệm nước tưới. Hơn nữa, vài năm trở lại đây, giá cà phê bấp bênh nên việc trồng xen canh giúp có thêm nguồn thu phụ bù lại”, ông Dũng lý giải.
Theo ông Trần Quang Tây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk), khi trồng xen canh các loại cây, bà con cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, qua đó tạo năng suất, hiệu quả kinh tế cao trên các loại cây. Tuy nhiên, để các loại cây ăn quả thực sự có được chỗ đứng và thương hiệu riêng cho từng sản phẩm, các cấp, ngành liên quan cần quan tâm đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm nguồn giống tốt và đầu ra ổn định cho nông dân.
Quốc Hùng - Thu Sa
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.