Vụ hè thu 2016, mô hình 2 lúa 1 màu (Dự án gieo trồng đa dạng, thu hoạch an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu) được thực hiện tại ruộng của 2 hộ: ông Trần Văn Sól (xã Vị Tân, TP. Vị Thanh) trên quy mô 2.600m2 đất lúa, trồng bắp (giống ADI 603) 2.000m2, diện tích còn lại trồng thử nghiệm mè và đậu xanh; ông Diệp Văn Khỏe (xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A) trên quy mô 3.000m2 đất lúa, trồng bắp (giống siêu dẻo F10) 2.000m2, còn lại trồng mè và đậu xanh.
Khách tham quan mô hình 2 lúa1 màu thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Vị Tân, TP. Vị Thanh.
Kết quả cho thấy, các đối tượng cây trồng như bắp, mè và đậu xanh thích nghi tốt trên vùng đất lúa nơi thực hiện mô hình, cây ít sâu bệnh và phát triển tốt. Sau khi tính toán, ước thu nhập của mô hình trồng màu chuyển đổi trên đất lúa đạt từ 4,7 - 6,0 triệu đồng/1.000m2, trừ chi phí, lãi 1,7 - 2,0 triệu đồng/1.000m2. So với trồng lúa trong điều kiện hạn hán vào đầu vụ và hiện tượng mưa lớn vào cuối vụ như vừa qua tại Hậu Giang thì lãi cao hơn 0,8 - 1,6 triệu đồng, do lúa bị đổ ngã , năng suất giảm, chi phí thu hoạch cao trong khi thương lái thu mua giá thấp.
TS. Huỳnh Quang Tín, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết: “Thực hiện gieo trồng đa dạng và thu hoạch an toàn là chuyển đổi cơ cấu cây trồng ít ảnh hưởng năng suất, giá thị trường và phải có lãi (trong điều kiện biến đổi khí hậu). Về cây mè, thời gian sinh trưởng ngắn hơn cây lúa, nhu cầu nước ít hơn (thích nghi với thời tiết khô hạn đầu vụ và tránh được mưa vào cuối vụ). Bên cạnh đó, sự đa dạng cây trồng giúp cắt được nguồn bệnh từ vụ trước sang vụ sau”.
Đức Tín
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.