Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông đề nghị không xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ liên quan vụ mất hơn 2.000 ha rừng trên địa bàn huyện Đắk G’long.
Ngày 7-6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông có báo cáo gửi Sở NN&PTNT tỉnh về kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan trong Kết luận Thanh của Sở TNMT về việc để mất hơn 2.000 ha rừng giai đoạn từ 2005 - 2020 của Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (VKHLN NTB-TN, địa chỉ trụ sở chính tại số 9 Hùng Vương, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng).
Trước đó, ngày 17-3, Chi cục Kiểm lâm yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên vụ để mất hơn 2000 ha rừng giai đoạn 2005-2020.
Đến ngày 31-3 và ngày 19-4, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, kiểm lâm địa bàn, cá nhân liên quan trong vụ việc nói trên.
Căn cứ kết quả kiểm điểm của Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long, Chi cục Kiểm lâm đề nghị không thi hành kỷ luật đối với nhiều cán bộ liên quan, trong đó có các Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đắk G’long (Hạt trưởng) qua các thời kỳ.
Cụ thể, không kỷ luật ông Quách Đông Nhị (Hạt trưởng giai đoạn 2005-2008); Hoàng Tiến Mạnh (Hạt trưởng giai đoạn 2008-2012); Lê Viết Dũng (Kiểm lâm viên Đắk Plao cũ, nay là xã Đắk Som); Ngô Duy Giáp (Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Đắk Som giai đoạn 2014 - 2016); ông Phạm Ngọc Thuyên (Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Đắk Som giai đoạn 2009-2012).
Lý do không thi hành kỷ luật với những người này vì đã chuyển công tác, nghỉ hưu, chết và đã hết thời hiệu xử lý theo quy định.
Theo Chi cục Kiểm lâm, trong giai đoạn 2004 đến nay, liên quan đến trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đăk G’long nói chung và tại VKHLN NTB-TN nói riêng, một số người đã từng bị Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT kiểm điểm và xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc.
Trước đó, tháng 12-2021, Thanh tra Sở TNMT tỉnh Đắk Nông có kết luận về công tác quản lý, sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện dự án đầu tư tại xã Đắk Som (huyện Đắk Glong) của Viện VKHLN NTB-TN.
Theo đó, năm 2003, UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ, nay là tỉnh Đắk Nông) giao 3.280 ha đất, rừng (vị trí thuộc địa giới hành chính xã Đắk P’lao, huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk; nay là xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) cho VKHLN NTB-TN.
Thế nhưng, đơn vị này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, để mất rừng với tổng diện tích hơn 2.000 ha. Trong đó, giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 1-2015 để mất hơn 1.800 ha; từ tháng 2-2015 đến tháng 12-2020 để mất hơn 230 ha...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.