Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 2 năm 2015 | 11:53

Kiên quyết ngăn chặn tình trạng đốt pháo nổ

Tính đến nay đã là 20 năm chỉ thị cấm đốt pháo nổ của Chính phủ có hiệu lực, trong lúc nhiều nơi làm khá tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân không sản xuất, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ thì tại một số địa phương lại chưa hoàn thành nhiệm vụ khi vẫn để đốt pháo nổ một cách vô tổ chức trước, trong, và sau đêm giao thừa.

Cần xử lý nghiêm kẻ buôn lậu pháo. Ảnh: Báo Lào Cai

Thực trạng người dân vẫn có pháo nổ để đốt trong đêm giao thừa thì hẳn nhiên trách nhiệm thuộc về ngành quản lý thị trường, cũng như các cơ quan chức năng có liên quan, khi để cho pháo nổ lọt lưới! Để đêm giao thừa năm Ất Mùi này không còn tiếng pháo nổ râm ran, thì không chỉ năm nay mà các năm tiếp sau, các cơ quan chức năng cần phối hợp đồng bộ, ra quân triệt để nhằm ngăn chặn việc buôn bán, tàng trữ pháo nổ. Lực lượng công an các địa phương cần tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm những người cố tình buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ để làm gương cho những người khác. Khi bắt được những kẻ buôn bán, sản xuất, tàng trữ pháo nổ cần phải phạt thật nặng, kết hợp với truy tố trước pháp luật để răn đe.

Ngoài ra, với quần chúng nhân dân, chính quyền các địa phương luôn phải tăng cường tuyên truyền việc cấm đốt pháo nổ, cũng như tác hại của pháo nổ. Hệ thống phát thanh, truyền thanh các cấp huyện, xã, thôn bản cũng nên tăng thời lượng tuyên truyền về chỉ thị cấm đốt pháo nổ của Chính phủ tới nhân dân. Ngoài ra, cũng nên đưa chỉ thị cấm đốt pháo nổ vào trường học trong các giờ sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, để giáo dục học sinh hiểu về tác hại của việc đốt pháo nổ. Bằng những biện pháp thiết thực như vậy, tin chắc rằng, đêm giao thừa sẽ không còn tiếng pháo nổ cũng như nhiều hệ lụy và hậu họa từ pháo nổ...

                                                                                                            Lê Thi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top