Thu tiền dịch vụ thủy lợi không đúng, áp dụng chính sách thu tiền sai với quy định của nhà nước, thống kê diện tích không đúng để nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách. Đó là những việc mà nhóm phóng viên ghi nhận tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk
Có mặt tại đây, nhóm phóng viên đã tìm hiểu về việc thu tiền dịch vụ thủy lợi của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân đóng trên địa bàn xã Bình Hòa. Thực tế cho thấy, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ nông nghiệp đã có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng.
Cụ thể, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Trong nghị định đã quy định rất rõ ràng là hỗ trợ 100% tiền sản phẩm, dịch vụ đối với quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 điều của Nghị định 96.
Nếu áp dụng theo nghị định trên thì tất cả các hộ dân trên địa bàn xã Bình Hòa đều được miễn giảm 100% mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Nhưng khi tìm hiểu thực tế tại địa bàn xã Bình Hòa, phóng viên ghi nhận HTX dịch vụ nông nghiêp Quảng Tân vẫn tiến hành thu tiền sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của người dân. Đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Để tìm lời giải cho những bất cập về vấn đề thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn huyện Krông Ana, phóng viên liên hệ với Sở Tài Chính tỉnh Đắk Lắk và được cán bộ chuyên trách của Sở Tài chính cho biết, dù ở địa phương nào thì cũng phải thực hiện theo dựa trên Nghị định 96/2018/NĐ-CP đã ban hành.
Bên cạnh đó, việc báo cáo số liệu của HTX Quảng Tân có nhiều dấu hiệu gian dối nhằm trục lợi kinh phí hỗ trợ nhà nước. Theo số liệu được Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Ana cung cấp, vụ động xuân 2019, HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân được giao phụ trách tưới cho 974,5ha của xã Bình Hòa. Trong đó tưới động lực cho lúa là 895,55ha và tưới trọng lực là 10,09ha, còn lại là một số cây trồng khác. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân trong vụ đông xuân 2019 là 1 tỷ 548 triệu đồng. Còn đối với vụ hè thu năm 2019 là 1 tỷ 470 triệu đồng.
Mặc dù được nhà nước hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng tiền dịch vụ thủy lợi trong một năm nhưng điều đáng nói là HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân đã không áp dụng theo nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, vẫn tiến hành thu tiền sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi đối với các hộ dân với số tiền ước tính thu hàng năm từ người dân lên tới hàng tỷ đồng.
Thực tế theo những gì phóng viên thu thập được thì 1ha lúa của nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân thu thêm 1,6 triệu đồng/vụ. Còn đối với cây khoai và một số cây lương thực khác thì lại có mức thu cao hơn, từ 2 đến 2,2 triệu đồng/ha/vụ. Trong khi các cây lương thực này lại được miễn giảm 100% phí thủy lợi theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, số liệu báo cáo của HTX Quảng Tân về diện tích trồng lúa nước và cây hoa màu hoàn toàn không đúng so với thực tế. Diện tích trồng hoa màu thực tế mà phóng viên ghi nhận lên tới hơn 100ha cao hơn báo cáo lên Phòng Tài chính huyện gấp nhiều lần.
Tại sao khi đã có nghị định và nghị quyết rất rõ ràng nhưng HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân vẫn tiến hành thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi? Việc làm này hoàn toàn trái với quy định và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Làm một phép so sánh, HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân phụ trách tưới cho trên 1.000ha lúa và các loại cây khác tại xã Bình Hòa. Như vậy, trong 1 năm số tiền thu được trên 3 tỷ đồng. Đây là số tiền không được phép thu nhưng HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân vẫn bất chấp pháp luật để thu tiền. Cần biết rằng số tiền thu từ người dân không phải là ít. Vậy số tiền đó đã chui vào túi ai ? Không thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thu những đồng tiền phi pháp, trục lợi. Việc thu tiền trái với nghị định đã diễn ra không chỉ trong năm 2019.
Bên cạnh đó, việc thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi của HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân được thực hiện rất mập mờ, không rõ ràng, biên lai chỉ ghi số tiền chứ không ghi cụ thể diện tích được tưới. Người dân xã Bình Hòa cho biết, trước khi thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi không tiến hành họp dân, mà HTX đã tự đưa ra mức thu.
Để làm rõ vấn đề, phóng viên đã đến UBND xã Bình Hòa giải được giải đáp về việc thu tiền dịch vụ công ích xã hội trái quy định. Tuy nhiên, khi làm việc với phóng viên, ông Lê Như Diệu, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa đã từ chối không hợp tác, kiếm nhiều lý do để gây khó dễ việc tác nghiệp của phóng viên. Điều đáng nói, với tư cách là Chủ tịch UBND xã Bình Hòa nhưng ông Diệu đã biểu hiện phong cách làm việc ở công sở yếu kém khi phì phèo điếu thuốc trên miệng, trong khi ngay trong trụ UBND xã Bình Hòa đã gắn biển cấm hút thuốc. Có lẽ ông Diệu xem trụ sở UBND xã là nhà riêng của mình nên muốn làm thì làm?
Đằng sau việc thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi trái quy định của HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân liệu có sự bao che hay tiếp tay của các cơ quan liên quan huyện Krông Ana hay không? Đây là hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người dân. Nếu nói việc HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân thu tiền trái quy định mà các cơ quan liên quan không biết là chuyện không thể chấp nhận được. Cần phải làm rõ vấn đề, truy cứu những cá nhân và tập thể có trách nhiệm liên quan đến sai phạm này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc trong các bài tiếp theo.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.