Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2021 | 17:44

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa PC Hà Nam và Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) và Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam ký kết hợp tác về triển khai thu tiền điện qua tài khoản thanh toán phát hành thẻ thấu chi.

Trong các năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa, thay đổi mạnh mẽ các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ khách hàng của đơn vị, góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử và giao dịch điện tử giữa EVN và khách hàng. Tập đoàn cũng chủ trương thực hiện mở rộng kết nối, hợp tác thu tiền điện với tất cả các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
 
Với đặc thù là tỉnh đồng bằng, việc phát triển khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, UBND Hà Nam và của ngành điện, luôn được Công ty Điện lực Hà Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức.
 
Tính đến tháng 10 năm 2021, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt toàn Công ty Điện lực Hà Nam đạt 74,29%, tương ứng 258.903 khách hàng.
 
Hiện nay, số lượng khách hàng thanh toán tiền điện qua Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là 21.627, chiếm 8,47% tổng số khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt của đơn vị.
Ông Ngô Quốc Huy- Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam và ông Trần Văn Dương - Giám đốc Agribank chi nhánh Hà Nam trong buổi Lễ ký kết hợp tác.
 
 
Để đạt được kết quả đó, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong đơn vị, xây dựng kế hoạch và giám sát triển khai theo đặc thù từng địa bàn đơn vị quản lý. Tăng cường các ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, lựa chọn những giải pháp thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt mới, phối hợp nâng cấp các phần mềm liên quan như kho dữ liệu nợ dùng chung, chấm xóa nợ để quản lý, kiểm soát công tác thanh toán tiền điện. Chủ động tăng cường tuyên truyền, vận động khách hàng chuyển đổi từ hình thức thu tại quầy sang thu tiền điện qua ngân hàng, ví điện tử, các cổng thanh toán,…
 
Điển hình là việc kết nối với các ngân hàng, tổ chức trung gian để thiết lập hệ thống thu hộ tiền điện. Đây được xem là ứng dụng số hóa hiệu quả, làm thay đổi hình thức giao dịch của khách hàng với ngành điện: khách hàng có thể thanh toán tiền điện tại tất cả các điểm giao dịch của điện lực và của ngân hàng đối tác mà không phụ thuộc vào địa bàn sử dụng điện.
 
Agribank Chi nhánh Hà Nam đã là đối tác tin cậy, cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng như dịch vụ chuyển tiền, vay vốn tín dụng thương mại, thu hộ tiền điện... cho Công ty Điện lực Hà Nam. Có thể nói, Agribank Chi nhánh Hà Nam là người bạn luôn đồng hành với quá trình hình thành và phát triển của đơn vị. Trong thời gian hợp tác 2 bên luôn hỗ trợ trên cơ sở bình đẳng, thiện chí, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
 
Các kết quả bước đầu của quá trình hợp tác cung cấp dịch vụ thu hộ tiền điện đã mang lại sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng sử dụng điện. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường như hiện nay, việc triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là giải pháp tối ưu trong công tác phòng chống dịch và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
 
Trong lộ trình phát triển khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đó, việc ký thêm thỏa thuận hợp tác thu tiền điện qua tài khoản thanh toán phát hành thẻ cấp hạn mức thấu chi giữa Công ty Điện lực Hà Nam và Agribank Chi nhánh Hà Nam mở ra cơ hội hợp tác, phát triển cho cả hai bên, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và mở ra giai đoạn phát triển mới trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, hướng đến nâng cao hơn nữa chất dịch công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng của ngành điện.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top