Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Tuy nhiên, nhiều hộ chính sách ở xã Kỳ Sơn (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang mòn mỏi chờ được nhận hỗ trợ.
Mòn mỏi chờ đợi
Bà Phùng Thị Hồng (70 tuổi) là một trong 9 cô gái Kỳ Phương còn sống trong thời kỳ chiến kháng chống Mỹ. Bà xây nhà mới ở xóm Tân Mỹ (xã Kỳ Sơn), thuộc diện được hỗ trợ 40 triệu đồng tiền xây mới theo Quyết định 22. “Nghe được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, tôi rất mừng vì nhà dột nát quá. Tôi bán hai con bò, vay ngân hàng 35 triệu đồng và vay mượn thêm người thân xây nhà, hiện vẫn phải trả lãi hàng tháng. Nhà tôi hoàn thành gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ. Gia đình đang nợ 15 triệu đồng vật liệu xây dựng, tiền ngân hàng 15 triệu đồng”, bà Hồng thở dài.
Bà Hồng trước ngôi nhà đã hoàn thành 3 năm nay.
Cũng chung tình cảnh như bà Hồng là gia đình bà Hồ Thị Phận, ông Hồ Văn Thanh, đều là những hộ thuộc gia đình liệt sĩ, đã xây nhà xong gần 3 năm nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ từ Quyết định 22.
Bà Phận cho hay: “Cán bộ xã, huyện về thẩm định và cho biết gia đình tôi sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây nhà mới, chúng tôi rất mừng. Để có đủ tiền xây nhà, tôi phải vay nhiều người, đến nay còn thiếu hơn 30 triệu đồng, phải trả lãi hàng tháng”.
Hộ ông Nguyễn Dụ cũng là gia đình thuộc diện chính sách. Ông chia sẻ: “Ngôi nhà tôi dựng trước năm 1980, đã sửa một lần. Đến nay, hệ thống mái trần bị thủng, dột nhiều chỗ. Nền móng căn nhà quá thấp, cứ mưa xuống là nước tràn vào nhà. Nghe nói, nhà tôi thuộc diện được hỗ trợ xây nhà mới theo Quyết định 22 nên con cháu vay tiền xây nhà cho tôi từ cuối năm 2013, đầu năm 2014 mới xong và ở hơn 2 năm nay nhưng vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ”.
Ông Dụ mong sớm được nhận tiền hỗ trợ xây nhà.
Chậm vì chờ kinh phí
Thực hiện Công văn số 666/SXD-QLN3 ngày 15/5/2015 của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh về việc rà soát các đối tượng hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Kỳ Anh yêu cầu các xã thực hiện: Số người đề nghị bổ sung thay thế do trước đây nhà chưa hư hỏng và các lý do khác mà chưa đưa vào danh sách làm nhà ở theo Quyết định 22, nhằm kịp thời hoàn thiện hồ sơ. Chính vì vậy, UBND xã Kỳ Sơn đã tiến hành xác minh và phát hiện 4 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ để xây mới nhà ở trong đợt 2 mà các hộ đã cố gắng xây nhà trong đợt 1.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Anh, Bí thư xã Kỳ Sơn, cho biết: “Hiện xã đang ra soát lại và báo cáo UBND huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện các trường hợp được hỗ trợ về nhà ở. Nhưng đến nay kinh phí vẫn phải đợi”.
Ông Nguyễn Đình Tương (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Anh) cho biết: Chúng tôi sẽ kết hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng cùng các đơn vị liên quan về các địa phương kiểm tra, rà soát lại các hộ thuộc diện gia đình chính sách và người có công, nhằm bổ sung hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 2.
“Riêng ở Kỳ Sơn, tính đến nay có 68 hộ cần phải hỗ trợ xây nhà ở, trong đó có 51 hộ phải xây mới, 17 hộ chỉ hỗ trợ nâng cấp tu sửa. Đợt 1 năm 2014, hỗ trợ xã xây và tu sửa 31 nhà, còn lại đang triển khai đợt 2”, ông Tương nói.
Theo ông Tương, xã nào cũng phải lập đoàn kiểm tra cụ thể, nếu xã bỏ sót các đối tượng chính sách được hưởng, kiểm tra thiếu khách quan và có sự khai man mà bị phát hiện thì xã đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí phải đền bù thiệt hại cho người dân.
Văn Huân
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.