Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Phòng cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh vừa phá chuyên án, khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can về các tội giả mạo trong công tác, làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, còn có Khuất Anh Tuấn (33 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm môi trường và khoáng sản, Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư CM), Hoàng Văn Tú (35 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường – Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), Cao Văn Mạnh (38 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần MT Group) và Đỗ Thị Thoa (37 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghệ và môi trường Hà Dũng).
Trong số 7 bị can, bị can Đỗ Thị Thoa được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, các bị can còn lại bị bắt tạm giam.
Theo điều tra ban đầu, do nắm tình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa có doanh nghiệp nào hoạt động dịch vụ tư vấn môi trường nên tháng 10/2014, Đỗ Thị Thoa đã thành lập Công ty TNHH MTV Công nghệ và môi trường Hà Dũng (địa chỉ thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Mặc dù Công ty của Thoa không có tài sản, nhân lực, phòng thí nghiệm và không được Bộ Tài nguyên - môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lĩnh vực quan trắc, phân tích môi trường nhưng từ năm 2015 - 2020, Thoa đã cấu kết với 2 giám đốc, 2 phó giám đốc và 2 nhân viên của 8 công ty, trung tâm, viện nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội để làm 110 phiếu kết quả quan trắc, phân tích, thử nghiệm về môi trường với nội dung sai sự thật, lập 48 báo cáo giám sát môi trường cung cấp cho 7 doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp tại Ninh Bình.
Việc làm trên của các bị can đã thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng, khiến các đơn vị quản lý Nhà nước về môi trường và các doanh nghiệp không đánh giá được sự tuân thủ các tiêu chuẩn về xả thải ra môi trường; không đánh giá đúng thực trạng chất lượng môi trường tại các doanh nghiệp; không phát hiện ô nhiễm môi trường để kịp thời đưa ra những cảnh báo, giải pháp để xử lý, kiểm soát môi trường.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.