Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh trên báo điện tử motthegioi.vn qua bài viết "Vĩnh Phúc: Chặt rừng phòng hộ làm nghĩa trang hay đào khoáng sản?".
>> Vụ nghĩa trang "nuốt" rừng phòng hộ tại Vĩnh Phúc: Phóng viên được 'hỏi thăm sức khỏe'
>> Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "đọc vị" nghĩa trang "nuốt" rừng phòng hộ Tam Đảo
>> Dự án "siêu nghĩa trang" phá hơn 100ha rừng phòng hộ: Đừng để phải nuối tiếc!
>> Vì sao người dân lo sợ về “siêu nghĩa trang" sắp hình thành trên Tam Đảo?
Trước đó, ngày 4/2/2017 báo điện tử motthegioi.vn có bài: "Vĩnh Phúc: Chặt rừng phòng hộ làm nghĩa trang hay đào khoáng sản?". Theo bài báo đặt ra, vì sao không chọn địa điểm khác để làm công viên nghĩa trang thay vì khu vực núi Ngang thuộc địa bàn xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc? Vì sao lại chọn nơi đất rừng trồng phòng hộ và dưới lòng đất chứa trữ lượng lớn khoáng sản có giá trị cao để làm nghĩa trang...?
Đó là những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc trình Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc phê duyệt chủ trương quy hoạch xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, Vĩnh Phúc tại khu vực núi Ngang, thuộc địa bàn xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo. Dự án với hơn 70 ngàn mộ cải táng và 8 toà tháp với 2 triệu ngăn đựng tro cốt người sau hoả táng...
Cũng theo bài báo phản ánh, với trữ lượng khoáng sản lớn và có giá trị cao, dư luận đặt ra câu hỏi rằng: Phải chăng có lợi ích nhóm trong việc phê duyệt, chấp thuận xoá bỏ rừng trồng phòng hộ để xây dựng công viên nghĩa trang? Liệu có hay không việc núp bóng danh nghĩa xây dựng công viên nghĩa trang để khai thác khoáng sản, vơ vét tài nguyên tư lợi cá nhân?
Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo nêu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/3/2017.
P.V
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.