Đó là chỉ đạo của ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong đó điển hình là trường hợp của Công ty TNHH TM DV NDT (MST: 0311750615).
Thành lập doanh nghiệp “ma” để buôn lậu
Tại buổi làm việc với Cục Hải quan TP.HCM về công tác chống buôn lậu mới đây, sau khi nghe Cục Hải quan TP.HCM báo cáo về tình trạng các đối tượng thành lập doanh nghiệp ma để buôn lậu, trong đó có trường hợp của Công ty TNHH TM DV NDT, Chánh Văn phòng thường trực Đàm Thanh Thế chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo nắm ngay vụ việc, cùng với các đơn vị chức năng làm rõ việc thành lập doanh nghiệp ma để buôn lậu.
Tang vật một vụ buôn lậu do doanh nghiệp ma thực hiện qua cảng tại TP.HCM.
Mới đây, qua khám xét 4 container hàng nhập khẩu của Công ty TNHH TM DV NDT, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện cả ngàn chiếc máy lạnh, tủ lạnh đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu. Điều đáng nói, công ty này đã sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thành lập doanh nghiệp.
Qua kiểm tra, Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện Công ty TNHH TM DV NDT có nhiều container nhập khẩu từ Nhật Bản về cảng Cát Lái có nghi vấn chứa hàng lậu nên đã đưa vào giám sát trọng điểm. Trên hồ sơ lô hàng nhập khẩu thể hiện hàng hóa là tấm MDF, nhập theo loại hình kinh doanh.
Đầu tháng 7/2017, tại cảng Cát Lái, Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp với Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 khám xét 4 container nhập khẩu. Kết quả phát hiện toàn bộ hàng hóa chứa trong container là hàng cấm nhập khẩu, gồm: Trên 1.000 bộ máy lạnh và hàng trăm quạt điện, tủ lạnh nồi cơm điện, máy hút ẩm... đã qua sử dụng.
Điều đáng chú ý, khi cơ quan Hải quan thực hiện khám xét trọng điểm, mời DN đến chứng kiến, nhưng DN này không phản hồi và không đến chứng kiến. Ngược lại, Công lại đến cơ quan Hải quan xin được điều chỉnh manifest tên hàng và tên doanh nghiệp nhận hàng, đồng thời xin điều chỉnh chuyển từ loại hình nhập kinh doanh sang loại quá cảnh.
Tuy nhiên, phát hiện có nhiều biểu hiện bất thường trong việc điều chỉnh các hồ sơ nhập khẩu hàng nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM đã từ chối cho điều chỉnh manifest, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp này.
Hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án
Mở rộng điều tra, xác minh vụ việc để xử lý, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện việc thành lập doanh nghiệp này cũng có nhiều bí ẩn.
Theo đó, từ ngày 25/4/2012 đến 11/4/2017, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH TM DV NDT là ông Nguyễn Văn Định; từ 12/4/2017 đến ngày 9/7/2017, người đại diện pháp luật là ông Đặng Đức Đại; và từ 10/7/2017 đến nay, người đại diện pháp luật lại là ông Lê Thảo.
Xác minh nơi ông Đặng Đức Đại, Giám đốc tại thời điểm doanh nghiệp vi phạm đăng ký hộ khẩu thường trú. Ông Đại hết sức ngạc nhiên và khẳng định, ông không thành lập bất cứ doanh nghiệp nào, các chữ ký của ông trong hồ sơ cũng là chữ ký giả.
Như vậy, các đối tượng đã dùng CMND bị mất của ông Đại để thành lập công ty ma nhằm mục đích buôn lậu.
Tuy nhiên, ngày 26/7/2017, Công ty TNHH TM DV NDT lại làm “Đơn kêu cứu” gửi cho nhiều cơ quan chức năng nại ra rằng cơ quan Hải quan gây khó, không cho doanh nghiệp điều chỉnh hồ sơ nhập khẩu hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thậm chí, một số đối tượng còn kéo đến trụ sở cơ quan Hải quan để gây khó.
Hiện, Cục Hải quan TP.HCM đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án.
PV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.