Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 | 8:30

Làm xe ôm để học “sàng khôn”

Khi người trẻ đi lái xe ôm, họ đang làm giàu vốn sống, rèn luyện bản lĩnh trên từng cây số. Đó là câu chuyện mà chúng tôi ghi lại được trong lần gặp gỡ những lái xe ôm Thân Thiện ở Hà Nội.Chuyện đời sau tay láiChàng trai lái xe ôm Thân Thiện - Vũ Văn Chung (23 tuổi, quê Thái Bình) còn nhớ trường hợp về một người bị tai nạn trên đoạn đường đối diện với cổng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐH CNHN) được nhóm của cậu tự nguyện đưa vào Bệnh viện 198 - Bộ Công an. Mọi người đã gọi điện báo về Công ty và nhận được sự ủng hộ từ ban lãnh đạo với cách ứng xử đầy nhân văn này. Đây không phải là trường hợp duy nhất mà đội xe ôm Thân Thiện tại chốt ĐH CNHN đã giúp đỡ. Nhiều lần thấy người đi đường bị trúng gió, say xe, các thành viên trong nhóm lại bảo nhau chở miễn phí vào trạm y tế gần đó hoặc về nhà họ với tâm niệm “Ai cũng có lúc khó khăn, hoạn nạn, cần giúp đỡ”.

Đội xe ôm Thân Thiện tại chốt ĐH Công nghiệp Hà Nội (từ phải qua trái: Hiệp, Toàn, Chung)
Đội xe ôm Thân Thiện tại chốt ĐH Công nghiệp Hà Nội
(từ phải qua trái: Hiệp, Toàn, Chung)

Sau gần 5 tháng làm việc, hiện Chung đang là đội trưởng đội xe ôm Thân Thiện tại khu vực Nhổn (huyện Từ Liêm). Với công việc này, cậu không chỉ gửi về cho bố mẹ 2 triệu mỗi tháng mà còn được trải nghiệm  nhiều điều thú vị. Nhiều khách “ruột” đã trở thành bạn tốt với cậu.

Chung cũng rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm khi đi đường. Một lần người khách có việc gấp nên đã giục cậu vượt đèn đỏ và bị CSGT tuýt còi. Chung chia sẻ: “Mình đã nộp phạt và rút ra rằng dù khách có yêu cầu như thế nào cũng không thể làm trái Luật Giao thông. Làm công việc ở ngoài đường như này mình phải cẩn thận, giữ vững lập trường, nếu không sẽ rất dễ vi phạm luật”. Chính vì vậy, anh em lái xe ôm Thân Thiện luôn nhắc nhở nhau tuân thủ Luật Giao thông như không bao giờ chở 2, 3 người, chở hàng cồng kềnh, vượt đèn đỏ...

Tương tự như Chung, chàng trai 23 tuổi Nguyễn Quốc Toàn (quê ở Chi Lăng, Lạng Sơn) thấy tự tin hơn, học được sự sẻ chia, sống có ích, dám nghĩ dám làm khi gia nhập đội xe ôm Thân Thiện. Toàn kể trước đây từng là “tín đồ” của game online. Cậu mở một tiệm internet nhỏ để thoải mái sống trong thế giới ảo. Một lần chán nản, Toàn xuống Hà Nội chơi với bạn và ngộ ra rằng đã để thời gian trôi đi một cách lãng phí, tốn tiền bạc, hại sức khỏe. Có lần bố bạn gái đố cậu đi làm xe ôm. Cậu đi thật. “Em muốn chứng tỏ cho bố bạn gái biết em không ngại việc gì. Em nghĩ rằng làm việc gì cũng tốt, miễn sao mình làm ra tiền và không vi phạm pháp luật là được”, Toàn khẳng định.

Bố mẹ đi làm ăn xa nhà nên từ nhỏ Toàn đã sống với ông bà nội. Đến năm lớp 11, cậu đã phải tự lập. Ngoài giờ đi học, Toàn theo người chú đi phụ vữa. Hiện tại, bố mẹ cậu đang làm ở nhà máy Sam Sung (Bắc Ninh) còn em trai cậu học ở quê nhà. Qua cách nói chuyện, chúng tôi tin Toàn là một chàng trai nghị lực, sống có trách nhiệm dù phải sống xa bố mẹ từ nhỏ. Gần một tháng làm việc ngoài đường, nước da đã đen sạm đi nhiều. Cậu cho rằng công việc nào cũng đều có giá của nó. Vì thế, hy sinh để công việc tốt hơn thì không có gì tiếc nuối.

Học “sàng khôn”!

Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện hiện có gần 50 nhân viên lái xe ôm, trong số đó nhiều người đang là sinh viên, 10 là  nữ sinh tham gia lái xe đưa đón học sinh theo hợp đồng. “Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên vào làm việc để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tôi tin các em sẽ học được nhiều điều thực tế, sinh động từ cuộc sống. Đó là hành trang cho các bạn vào đời”, Giám đốc Công ty Phạm Văn Hiệp cho biết.

Những anh chàng, cô nàng lái xe ôm Thân Thiện đang tạo nên những hình ảnh tươi mới trên đường phố Thủ đô. Đó không chỉ là một dịch vụ vận tải ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS, hướng tới lợi ích của hành khách hàng mà còn bởi đội ngũ lái xe là những người trẻ hòa đồng, nhiệt tâm và trách nhiệm. Dẫu rằng, làm công việc này cũng vì bài toán cơm áo gạo tiền nhưng ẩn sâu trong đó là sự nỗ lực, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Những cung đường mới mà họ đi qua mỗi ngày là sự trải nghiệm quý giá, làm phong phú, sinh động thêm những kiến thức họ học được trên lớp học. Với họ, lý thuyết sách vở không còn là màu xám bởi nó đã được gắn với cuộc sống nhộn nhịp và cả những nghĩ suy về nỗi vất vả của cha mẹ nơi quê nhà.

Gần 3 tháng nay, Phạm Viết Hiệp (22 tuổi, quê Ninh Bình, sinh viên ĐH CNHN) đã không phải nhận tiền từ gia đình. Bỏ công việc gia sư, bỏ làm nhân viên phục vụ trong quán karaoke với những đồng tiền “bo” hậu hĩnh, Hiệp đã quyết đi làm lái xe ôm Thân Thiện. Tuy ra đường bụi bặm nhưng cậu cảm thấy vui và thoải mái. Hiệp chia sẻ: “Lúc đầu đi làm xe ôm, em cũng ngại lắm. Bố mẹ không đồng ý nhưng không sao, mình là con trai mà, mọi việc mình phải tự quyết lấy”.

Theo Vũ Ngọc Khánh
GTVT

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top