Đúng ngày kỷ niệm 70 năm phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, ngày 12/9/2000, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định đưa thanh niên lên vùng lưu vực sông Rộ thuộc xã biên giới Thanh Thủy (Thanh Chương) thành lập Tổng đội TNXP 5, xây dựng làng thanh niên Sông Rộ…
Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP 5, “Trưởng làng” thanh niên Sông Rộ Hoàng Văn Đông, cho biết: Chúng tôi khi đó còn trai trẻ, tỉnh chỉ cho 5 biên chế, còn lại phải vận động 150 thanh niên ở các xã trong huyện, trong tỉnh lên để quản lý và khai thác vùng đất hoang vu rộng 5.385ha của 2 xã Thanh Thủy và Thanh Hà (huyện Thanh Chương), trong đó có 4.200ha rừng tự nhiên. Địa bàn chúng tôi quản lý có 7km đường biên giới với nước bạn Lào, 13km tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh, có 2 tuyến đường quan trọng là đường Hồ Chí Minh và đường Cửa khẩu… Khi chúng tôi mới lên, đất rừng rậm rạp, đường sá chưa có, phải dựng lán, xẻ đường mà đi. Ban đêm, rừng núi hoang vu, điện không có, nhiều thanh niên thấy nản, muốn bỏ về… Sau đó thì tự động viên nhau, ra cuốc đất. Thấy chất đất tốt, trồng chè thử xem sao, thấy chè phát triển tốt, trồng cây khác cũng tốt, thế mới yên tâm…
Tổng đội phó Võ Tuấn Vi cho biết thêm: Khi anh em TNXP đã yên tâm, Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở, đường giao thông, kéo điện… Làng thanh niên thay đổi diện mạo từng ngày… Đầu năm 2021, đội sản xuất xa nhất là đội 2 (Đội Đượm), cách đường biên chỉ 7km đã có điện, anh em vui vẻ, phấn khởi lắm…
Phần lớn những TNXP ở đây từ những ngày đầu như anh Hà Văn Dương, Nguyễn Hữu Vân… đều cho biết: Hơn 20 năm là khoảng thời gian không ngắn, nhưng cũng chưa phải là dài, nhưng quả thật, sự phát triển của Làng thanh niên lập nghiệp Sông Rộ là một điều thần kỳ: Từ vùng đất hoang vu bây giờ đã trở thành làng quê trù phú…
Đến nay, Làng TNXP tạo việc làm cho 300 hội viên với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng; bình quân hộ có thu nhập 150 triệu đồng/năm, nhiều hộ có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Sản lượng năm 2020 của một số sản phẩm chủ yếu như: Chè búp tươi 3.500 tấn, trị giá thành tiền là 12 tỷ đồng, lúa nước 75 tấn, trồng 20ha cây có múi (cam, bưởi…), trong đó có 7ha đang cho thu hoạch. Chăm sóc 400ha rừng cây nguyên liệu. Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển với tổng đàn trâu, bò 500 con, đàn lợn 400 con, đàn gia cầm 800 con…Trong năm 2020, ngoài việc đầu tư nâng cấp xưởng chế biến chè, thu mua hơn 1.000 tấn chè búp tươi cho đội viên, đã lắp đặt xưởng ép gỗ keo công suất 30 tấn gỗ keo/ngày, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập khá cao…
Anh Đông tự hào nói: Làng TNXP Sông Rộ đang trở thành mô hình mẫu của làng TNXP trong cả nước, đã có nhiều đoàn về tham quan, học hỏi. Chúng tôi sẽ phát huy các thành quả đạt được, tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư công nghệ, nhất là chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo nhiều sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm “Gà đồi Thanh Chương”..., xây dựng làng thanh niên giàu đẹp, trù phú hơn nữa… Đầu tư vào TNXP ở Sông Rộ thấy đây là sự đầu tư thấp mà hiệu quả cao, đỡ tốn kém cho Nhà nước…
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.