Hôm nay (15/3), tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình MTQG năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia mà tỉnh Lào Cai đang thực hiện gồm: Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XD NTM), Chương trình Giảm nghèo bền vững (GNBV), Chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Với nhiều nỗ lực triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM đến hết năm 2021, tỉnh Lào Cai có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mớí, công nhận 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 51,18%. Toàn tỉnh có 181 thôn kiểu mẫu, 169 thôn nông thôn mới.
Đến 31/12/2021, Lào Cai đã huy động được 860.611 triệu đồng, trong đó: ngân sách trung ương là 11.080 triệu đồng, ngân sách địa phương là 634.594 triệu đồng, vốn lồng ghép 117.500 triệu đồng; Vốn huy động từ đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân là 97.433,47 triệu đồng. Đến nay đã giải ngân nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước là 701.090 triệu đồng, đạt 88,31%.
Chương trình MTQG Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN ở tỉnh Lào Cai vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 19/10/2021. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022. Hiện 2 chương trình này đang trong giai đoạn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.
Từ kết quả đạt được và kinh nghiệm thực tiễn, Lào Cai cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục. Ông Nguyễn Duy Hoà, Bí thư Huyện uỷ Bắc Hà chia sẻ: “ Bắc Hà còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như: Mức độ đạt chuẩn các tiêu chí mới chỉ ở mức tối thiểu, nhiều tiêu chí không duy trì đạt chuẩn năm 2021 (như: Tiêu chí Thu nhập tại 05 xã, tiêu chí Y tế tại 04 xã, tiêu chí Hệ thống chính trị và TCPL tại 02 xã,...) cần tiếp tục đầu tư để duy trì và nâng cao chất lượng; Một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới không hoàn thành theo kế hoạch năm 2021 (xã Bản Liền không đạt chuẩn xã nông thôn mới; bình quân số tiêu chí hoàn thành các xã).
Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đã giảm nhanh nhưng còn ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh (đặc biệt theo tỷ lệ chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 – 2025 tỷ lệ nghèo của huyện Bắc Hà sau rà soát đạt trên 50%); Xây dựng các thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu chưa có sự chuyển biến rõ, không có thôn kiểu mẫu được công nhận trong năm; Tiến độ triển khai một số nội dung trọng tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn trong năm 2021 còn chậm; số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên còn hạn chế”.
Bên cạnh đó, thị xã Sapa cũng đề nghị tỉnh Lào Cai có cơ chế chính sách trong việc bao tiêu liên kết sản phảm hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp gắn với phát triển du lịch dịch vụ nhằm tạo ra vùng sản xuất phục vụ du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng và trải nhiệm. Hỗ trợ kinh phí trong công tác tổ chức tuyên truyền tuyển dụng lao động, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tạo việc làm mới cho người lao động, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty trong việc phối hợp tuyển dụng và đào tạo nghề hỗ trợ việc làm ngay tại địa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước nhưng tỉnh Lào Cai đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Chính vì vậy, Triển khai các chương trình MTQG năm 2022, hầu hết các đại biểu cho rằng, cần huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu xây dựng các chương trình MTQG; cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa dạng các nguồn lực ngoài Nhà nước.
Trong đó, nguồn lực Nhà nước đóng vai trò quyết định, cần được ưu tiên và bố trí kịp thời để thực hiện chương trình giảm nghèo, XD NTM ưu tiên cho các địa bàn nghèo (xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số). Các chính sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả; chuyển dần từ hình thức hỗ trợ cho không sang hình thức hỗ trợ có điều kiện hoặc có thu hồi để người dân có ý thức bảo toàn vốn, tránh tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ cho không của Nhà nước.
Đồng thời, với các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, cần quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là giao thông, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên đồng hành cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương hướng về mục tiêu chung.
Năm 2022, Chương trình MTQG xây dựng NTM, Lào Cai đặt mục tiêu có 10 xã hoàn thành đạt chuẩn 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 16,46 tiêu chí/xã, phấn đấu có thêm 07 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Toàn tỉnh có thêm ít nhất 133 thôn nông thôn mới, 59 thôn kiểu mẫu.
Lào Cai cũng chính thức triển khai các Chương trình MTQG Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 và Chương trình MTQG giảm nghèo và bền vững. Các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai những nội dung đã có đủ căn cứ, điều kiện tiến hành.Trong tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719 đảm bảo có kết nối phù hợp với thực hiện Chương MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cùng các chương trình, đề án, dự án khác giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn.
Tổng số vốn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 6.533 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư là 3.376 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 3.157 tỷ đồng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.