Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 3 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 10 tháng 3 năm 2015 | 9:35

Lao động Việt Nam ở Nga đồng loạt kêu cứu!

Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương) bị tố vi phạm các quy định của pháp luật, vi phạm hợp đồng lao động đã ký với người lao động xuất khẩu, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

Theo nội dung đơn kêu cứu của nhiều lao động người Việt đang thực hiện hợp đồng với Công ty CP Xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương) bên Nga gồm: chị Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội), chị Hà Thị Nhung, chị Vũ Thị Nhung, chị Hà Thị Duyên và chị Lê Thị Hải Lý (Đắk Nông), công ty này đang trắng trợn vi phạm hợp đồng lao động đã ký với người lao động xuất khẩu, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp khiến hàng loạt lao động đang điêu đứng khóc dở mếu dở.

Người nhà của những lao động Việt Nam tại Nga lo lắng cho người thân của mình

Như trong bản hợp đồng mà phía người lao động đã ký với Inimexco Hải Dương thì các lao động sang làm việc tại xưởng may Goldstar (địa chỉ tại 141281, tỉnh Max-cơ-va, TP. Ivan-treva, phố Za-Retrnaya, nhà số 1, Liên bang Nga). Tuy nhiên, khi  sang tới nơi các lao động lại phải làm việc cho một chủ sử dụng khác, tất cả các quy định về lương cũng như về thời gian làm việc hoàn toàn không đúng như trong hợp đồng mà các lao động này đã ký với phía công ty.

Cụ thể, theo hợp đồng lao động đã ký với Inimexco Hải Dương: Các lao động khi sang được thử việc 3 tháng với mức lương thử việc là 450 USD/tháng. Lương sau 3 tháng ăn theo sản phẩm, trung bình mỗi tháng từ 500-800 USD/tháng. Thời gian lao động làm việc 8h/ngày và 6 ngày/tuần. Thời gian chi trả lương là từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 hàng tháng. Đồng thời, các lao động khi làm việc tại Liên bang Nga cũng được hưởng toàn bộ chính sách như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn đầy đủ theo quy định của nước sở tại.

Hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Nga của Công ty Inimexco Hải Dương

Trên thực tế, các lao động khi sang Liên bang Nga phải làm việc từ 14-16h/ngày và không được biết về mức lương mà họ được lĩnh, không có bảo hiểm, điều kiện sinh hoạt tồi tàn. Người lao động đã nhiều lần liên hệ với Inimexco Hải Dương và phía công ty cũng đã hứa hẹn ngày 14/2/2015 sẽ cho các lao động này về nước. Thế nhưng, cho đến nay, tình hình vẫn không được cải thiện, hiện các lao động này đang bị thu giữ hộ chiếu và giam lỏng tại khu nhà xưởng bỏ hoang khác khiến họ bị khủng hoảng tinh thần và một người trong nhóm đã bị ngất phải đưa đi cấp cứu.

Anh Hoàng Văn Nam (trú tại cụm 8, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội), chồng của lao động Nguyễn Thị Huệ, bức xúc cho biết: “Hành động của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hải Dương Inimexco đã vi phạm các quy định của hợp đồng, vi phạm pháp luật. Nguyện vọng của gia đình chúng tôi cũng như của nhiều người lao động khác là đề nghị Công ty Inimexco hoàn tất các thủ tục để đưa người lao động về nước”.

Liên quan đến vụ việc này, khi nhận được khiếu nại của người nhà các lao động, ngày 26/02/2015, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có văn bản số: 252/QLLĐNN-NBCADDNA gửi Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương) yêu cầu phía công ty này khẩn trương đưa những lao động này về nước theo như nguyện vọng của cá nhân và gia đình các lao động.

Theo như Văn bản số 252 thì Cục Quản lý lao động ngoài nước đã hai lần gửi văn bản cho Công ty số 889/QLLĐNN-NBCAĐNA ngày 30/6/2014 và số 223/QLLĐNN-NBCAĐNA ngày 13/2/2015 về việc không cho phép công ty được thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Liên bang Nga ngành nghề may mặc do hiện vẫn tồn tại nhiều vụ việc phát sinh liên quan đến lao động ngành nghề may mặc. Tuy nhiên, công ty không tuân thủ và đưa trái phép số lao động trên sang làm việc tại Liên bang Nga.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương) cùng một cán bộ chuyên môn phụ trách thị trường tới trụ sở Cục để làm rõ các sai phạm của công ty này và có các giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc này.

Như vậy, hàng loạt sai phạm của Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương Inimexco đã rõ. Quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người lao động đang bị Công ty “trắng trợn” xâm hại.

Trước hàng loạt sai phạm của phía Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương), báo Kinh tế nông thôn đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc yêu cầu Công ty Inimexco Hải Dương đưa người lao động Việt Nam tại Nga về nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân lao động.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./

                                                                        Tiến Đạt - Thanh Thắng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top