Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2022 | 15:34

Liên tục ngăn chặn các vụ vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong công tác kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ngành chức năng đã tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Vận chuyển đường cát Thái Lan nhập lậu qua địa bàn Bình Thuận
 
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận trong công tác kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đồng thời triển khai thực hiện Công văn số 04/BCĐ-CQLTT ngày 25/02/2022 của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát.
 
Đội Quản lý thị trường số 5 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã tăng cường công tác xây dựng nguồn cơ sở và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để triển khai hoạt động kiểm soát đối với các phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông trên các tuyến đường đi qua địa bàn tỉnh. Qua đó đã tổ chức kiểm tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời các vụ việc kinh doanh, vận chuyển mặt hàng đường cát do Thái Lan sản xuất được nhập lậu vào thị trường nội địa đang trên đường vận chuyển vào các tỉnh thành phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai để tiêu thụ.
7-2022-d5-a.jpg
Đội Quản lý thị trường số 5 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh, vận chuyển đường cát do Thái Lan sản xuất nhập lậu đi qua địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 5 đã kiểm tra phương tiện xe ô tô tải do ông T.M.T cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh điều khiển đang trên đường lưu thông vào thành phố Hồ Chí Minh phát hiện trên xe có vận chuyển lô hàng 2.000kg đường cát do Thái Lan sản xuất không có hóa đơn, chứng từ là hàng hóa nhập lậu. Qua làm việc, ông T.M.T thừa nhận lô hàng trên là đường cát nhập lậu được ông mua lại từ người khác và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh.
 
Ngoài ra, Đội Quản lý thị trường số 5 tiếp tục kiểm tra phương tiện xe ô tô tải do ông T.T. H cư ngụ tại tỉnh Quảng Bình điều khiển đang trên đường lưu thông vào Đồng Nai phát hiện trên xe có vận chuyển lô hàng 2.000kg đường cát do Thái Lan sản xuất không có hóa đơn, chứng từ là hàng hóa nhập lậu. Qua làm việc, ông T.T.H cũng thừa nhận lô hàng trên là đường cát nhập lậu được ông mua lại từ người khác và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ ở Đồng Nai.
 
Đội Quản lý thị trường số 5 đã hoàn tất hồ sơ thủ tục để trình Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận xem xét, xử lý vi phạm hành chính đối với các vụ việc kinh doanh, vận chuyển đường cát nhập lậu nêu trên với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 60 triệu đồng và đề nghị tịch thu toàn bộ số lượng đường cát do Thái Lan sản xuất nhập lậu nêu trên với tổng giá trị tài sản ước tính trên 70 triệu đồng.
 
Từ kết quả hoạt động công tác nêu trên của đơn vị đã kịp thời ngăn chặn được các hoạt động mua bán, vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa vừa góp phần bảo vệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất sản phẩm đường trong nước vừa đảm bảo ổn định giá cả thị trường đồng thời thi hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường. 

Thực phẩm Xanh Mart Vinh bán hàng hóa quá hạn sử dụng

Mới đây, Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng Kinh tế - UBND TP Vinh, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Vinh và Công an phường Hà Huy Tập tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh thực phẩm Xanh Mart Vinh thuộc Liên hiệp HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn Nghệ An có địa chỉ tại số 13, đường Nguyễn Sỹ Sách, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

 

xanh-m1.jpg

 

xanh-m2.jpg
Một số mặt hàng đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa gồm 10 mặt hàng với số lượng là 45 gói hàng thực phẩm các loại.

Cụ thể, khi nhận được thông tin phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã triển khai phối hợp với Phòng Kinh tế - UBND TP Vinh, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Vinh và Công an phường Hà Huy Tập tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh thực phẩm Xanh Mart Vinh thuộc Liên hiệp HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn Nghệ An có địa chỉ tại số 13, đường Nguyễn Sỹ Sách, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

 

xanh-m3.jpg
Buộc cơ sở kinh doanh phải tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá quá hạn sử dụng nêu trên dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Qua kiểm tra, phát hiện tại cơ sở kinh doanh một số mặt hàng đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa gồm 10 mặt hàng với số lượng là 45 gói hàng thực phẩm các loại, tổng trị giá hàng hóa là 1.370.000 đồng. Đội QLTT số 3 đã xử phạt vi phạm hành chính 1.000.000 đồng và buộc cơ sở kinh doanh phải tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá quá hạn sử dụng nêu trên dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa là thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Mạnh Tưởng (địa chỉ: Số 37, ngõ 163 đường Lương Văn Tụy, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) phát hiện nhiều mặt hàng thực phẩm là hàng hóa nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

o.jpg
kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Mạnh Tưởng (địa chỉ: Số 37, ngõ 163 đường Lương Văn Tụy, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình)

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 62 gói hạt dẻ mật ong Guinorthwest, 35 gói rong biển loại 85g/gói có nhãn bằng tiếng nước ngoài, 33 gói rong biển loại 50g/gói có nhãn bằng tiếng nước ngoài, 24 hộp ô mai có nhãn bằng tiếng nước ngoài, 3 thùng bánh ngọt Maidayuan loại 5kg/thùng, 1 thùng bánh ngọt FUZILAI loại 5kg/thùng, 7 thùng bánh ngọt Mi loại 5kg/thùng, 40 hộp táo đỏ loại 1000g/hộp có nhãn bằng tiếng nước ngoài. Toàn bộ tang vật do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá và 243 gói thực phẩm đông lạnh các loại (sườn lợn, sườn bò, xúc xích...) không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 

dot.jpg
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu huỷ 243 gói thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có trị giá 24.220.000 đồng.

Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Mạnh Tưởng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số tiền phạt 33.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ số tang vật vi phạm là thực phẩm nhập lậu có trị giá 21.300.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu huỷ 243 gói thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có trị giá 24.220.000 đồng.

 

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top