Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 2 năm 2015 | 5:46

Lình xình khiếu kiện đất đai ở Tây Tựu: Cần xem xét thấu đáo nguyện vọng của người dân

Gần đây ông Nguyễn Phan Tuấn, trú tại tổ dân phố Trung, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã gửi đơn đếncác cơ quan chức năng, báo chí đề nghị xem xét về việc UBND xã Tây Tựu cố tình chiếm đất của gia đình ông...

Tiếp bài nội bộ thiếu “ăn ý”, hé lộ sai phạm?: Khiển trách Chủ tịch xã không làm tròn nhiệm vụ

Kết luận hàng loạt sai phạm của Chủ tịch UBND xã Tây Tựu

Theo trình bày của ông Tuấn, khu đất vốn là chiếc ao do 3 đời nhà ông canh tác, sinh sống. Trước đến nay không thấy chính quyền địa phương có ý kiến gì. Tuy nhiên mới đây, theo chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Tây Tựu được nâng cấp đô thị lên phường. Lúc này, UBND phường bỗng cho người đến cắm mốc, đòi thu hồi đất.

Theo đó, chiếc ao có diện tích khoảng 1.700m2 là thuộc sở hữu của ông nội ông Tuấn, minh chứng trong sổ mục kê về đất đai của xã từ năm 1960, ghi rõ chiếc ao nói trên thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Sáu (bà nội ông Tuấn).

Cũng theo ông Tuấn, ông nội ông Tuấn có 3 người con trai. Cả 3 người đều lên đường kháng chiến từ những năm 1059 - 1960. Một người hy sinh còn bố ông và người chú trở về.

Năm 1982, ông Phan Xuân Diệu đi bộ đội về nghỉ hưu và được bổ nhiệm làm Bí thư xã. Lúc này, khu đất ao của gia đình không hiểu sao đã bị đưa vào mục kê thuộc sở hữu của hợp tác xã. Tất nhiên khu đất ao vẫn được giao lại cho gia đình sử dụng, không phải nộp thuế.

Đến năm 1986, trong sổ sách, mục kê lưu trữ tại xã Tây Tựu, mảnh đất lại được trả về tên ông Diệu ở phần ghi chú. Và đến năm 1999, UBND xã yêu cầu các gia đình lên ký hợp đồng mới được sử dụng đất. Bố ông Tuấn đã đồng ý ký vào hợp đồng này với thời hạn 15 năm. Khu ao cũng được san lấp dần theo thời gian.

Khu đất nhà ông Tuấn bị chính quyền phát lệnh cưỡng chế

"Bố tôi lúc đó ký hợp đồng với lý do: sau khi kháng chiến về, đã bị chính quyền chiếm mất đất. Lúc đó Luật đất đai chưa rõ ràng. Nên gia đình tôi buộc phải ký hợp đồng để có cơ hội giữ lại đất."– Ông Tuấn nói.

Đến nay, năm 2014, UBND phường thông báo hết hạn sử dụng đất vì xây dựng nông thôn mới, quy hoạch khu vui chơi, căm mốc và không đồng ý với cách giải quyết này, gia đình ông Tuấn đã gửi đơn đi các nơi khiếu nại.

Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, gần đây, để tránh việc nhiều người dân đổ thải, gây ô nhiễm ở ông Tuấn san lấp đất, bắn hàng rào tôn bao quanh khu đất.

Mới đây, UBND phường đã ra quyết định cưỡng chế phá dỡ tường rào này do ông Bùi Trung Hòa (Phó Chủ tịch phường Tây Tựu) ký.

Ông Tuấn cho rằng, nếu đất này là của xã, ông sẽ tự nguyện tháo dỡ. Nhưng đây là đất của gia đình ông từ xưa. Trước mắt, ông đề nghị cơ quan có thẩm quyền làm rõ để trả lại quyền sử dụng đất cho gia đình ông. “UBND phường không thể vội vàng cưỡng chế như vậy.”– Ông Tuấn bức xúc.

Tại cuộc làm việc làm việc với báo chí, ông Lê Văn Việt,Chủ tịch UBND phường Tây Tựu lại bác bỏ hoàn toàn thông tin mà ông Tuấn trình bày.

Ông Việt cũng đưa ra sổ mục kê đất đai năm 1960 ghi khu ao này thuộc sở hữu của hợp tác xã. Ông Chủ tịch phường cho hay, chính quyền chỉ xem xét theo những tài liệu hiện có tại phường, còn sổ mục kê mà ông Tuấn đưa ra không có nguồn gốc rõ ràng.

Khi được hỏi, chính quyền có xem xét việc gia đình ông Tuấn đã sử dụng, canh tác khu đất ao liên tục hơn nửa thể kỷ, ông Việt cũng phủ nhận và cho rằng điều này không có cơ sở.

Ông Việt (Chủ tịch) và ông Hòa (Phó Chủ tịch) khẳng định, ngày 15/2 tới, chính quyền địa phương sẽ tổ chức cưỡng chế, phá dỡ hàng rào nhà ông Tuấn để thu hồi đất. “Nếu ông Tuấn không đồng ý, có thể tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn và khởi kiện ra tòa.”– Ông Chủ tịch phường Tây Tựu nói.

Để tránh khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho công dân. Đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm, cơ quan chức năng TP Hà Nội vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.

Thanh Thắng 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top