Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2 (TĐSL 2) ở thôn Làng Má, xã Đạo Đức (Vị Xuyên - Hà Giang) do Công ty TNHH Thanh Bình làm chủ đầu tư, khởi công tháng 1/2014.
Hệ thống dây băng truyền do để lâu ngày nên giờ đây không thể vận hành sử dụng được.
Tuy nhiên, sau khi tích nước lòng hồ, vận hành thử nghiệm nhà máy, lượng nước dâng cao đã thẩm thấu ngập hệ thống đun lò, dẫn đến lò gạch phải dừng sản xuất gần một năm, gây thiệt hại không nhỏ đến tiền của, vật chất và việc sản xuất kinh doanh của gia đình ông Phùng Tiến Nam ở thôn Làng Cúng, xã Đạo Đức.
Dừng hoạt động vì... thủy điện
Sau khi Nhà máy TĐSL 2 vận hành thử nghiệm, lò gạch của gia đình ông Nam gần 1 năm nay ngừng hoạt động bởi hệ thống lò do nước Sông Lô thẩm thấu, không thể vận hành. Lò gạch của ông Nam xây dựng hơn 4 năm nay, thời gian đầu hoạt động theo mô hình thủ công, sau khi tiếp thu chính sách bảo vệ môi trường, năm 2015, ông đầu tư hệ thống lò vòng với số vốn hơn 10 tỷ đồng.
Theo như đơn phản ánh của gia đình ông Nam, ngày 19/6/2018, Dự án TĐSL 2 tích nước lòng hồ, vận hành thử nghiệm nhà máy, lượng nước lòng hồ dâng cao đã thẩm thấu làm ngập hệ thống đun lò gạch khiến gia đình ông Nam không thể đốt lò. Tại thời điểm ngập nước, trong lò gạch của gia đình ông Nam có 60 vạn gạch đang đốt dở; gia đình đã dùng máy bơm nước để hút, tuy nhiên không thể cạn được; nguyên nhân do mạch nước ngầm đùn vào quá lớn.
Sau khi không xử lý được, ông Nam đã báo cáo và UBND xã Đạo Đức, Công ty TNHH Thanh Bình, Ban bồi thường - Giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Vị Xuyên đã đến kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra, mực nước thấm vào lò đốt cao khoảng 20cm làm ảnh hưởng đến quá trình đốt.
Trao đổi với phóng viên, ông Nam cho biết: Từ ngày hệ thống lò đun bị ngập đến nay, gia đình phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến sản lượng và kinh tế. Trước thời điểm xảy ra sự việc, trung bình mỗi ngày sản lượng gạch của gia đình đạt 4 - 6 vạn gạch (tương đương 40 - 60 triệu đồng), tạo công ăn việc làm cho gần 40 lao động địa phương. Hàng tháng, doanh thu từ lò gạch lên đến cả 100 triệu đồng. Mỗi khi trời mưa, mực nước thủy điện dâng cao khiến hệ thống thoát nước bên trong lò gạch không thoát kịp nước gây ngập úng vùng nguyên liệu để sản xuất.
“Công ty TNHH Thanh Bình phải có trách nhiệm khắc phục lượng nước trong hệ thống đun lò để cơ sở tiếp tục đi vào hoạt động; nếu không khắc phục được, phải xem xét bồi thường toàn bộ hệ thống lò đun”, ông Nam đề xuất.
Theo ông Nam, ban đầu đại diện Công ty TNHH Thanh Bình chối bỏ trách nhiệm và cho rằng, lò bị ngập là do mưa và nước thẩm thấu từ vũng nước ở chân núi đá gần đó. Để làm rõ sự thật, tôi thuê máy bơm hút sạch vũng nước ở chân núi, tuy nhiên lò vẫn bị ngấm nước. Lò gạch chỉ khô ráo như cũ khi nhà máy thủy điện xả đáy không tích nước. Việc này đã được cơ quan chức năng địa phương chứng kiến và thừa nhận. Phía Công ty TNHH Thanh Bình cũng đã đứng ra nhận trách nhiệm khi lò gạch của ông Nam bị dừng hoạt động. “Phía công ty đã cho công nhân đến đặt ống hút để khắc phục; tuy nhiên, vẫn không mang lại hiệu quả nên sau đó dừng lại và tính đến phương án bồi thường”, ông Nam nói.
Mòn mỏi chờ bồi thường
Ngày 14/9/2018 UBND tỉnh Hà Giang có Văn bản số 3385/UBND-KTN giao cho UBND huyện Vị Xuyên chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Xây dựng có biện pháp giải quyết triệt để về sự cố lò gạch của gia đình ông Nam. Để giải quyết sự việc trên, Ban bồi thường - GPMB huyện Vị Xuyên có văn bản gửi Công ty TNHH Thanh Bình về kết quả kiểm đếm thiệt hại của gia đình ông Nam. Tổng kinh phí tạm tính hơn 16 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục hạ tầng kiến trúc, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, Công ty TNHH Thanh Bình cho rằng, việc kiểm đếm của huyện Vị Xuyên chưa sát thực tế, Công ty TNHH Thanh Bình đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Giang đề nghị đơn vị độc lập thuộc Sở Xây dựng thẩm định, lấy kết quả này làm căn cứ để hỗ trợ gia đình ông Nam. Tiếp đó, ngày 28/1/2019, Ban bồi thường - GPMB huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm định Chất lượng công trình xây dựng tỉnh Hà Giang khảo sát đo vẽ, tính toán lập dự toán giá trị thiệt hại. Theo kết quả thẩm định dự toán xây dựng công trình lò gạch của ông Nam thì giá trị dự toán xây dựng trên 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Đỗ Đức Mai, Phó giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, cho rằng: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình lò gạch do Trung tâm kiểm định chất lượng thi công xây dựng Hà Giang lập đã được Sở Xây dựng thẩm định tại Thông báo số 33/TB-SXD là hồ sơ lập để tính tổng chi phí xây dựng mới hoàn toàn công trình lò gạch của ông Nam dựa trên kết quả đo vẽ thực tế hiện trường chưa phải là hồ sơ tính toán thiệt hại và hư hỏng do TĐSL 2 dâng nước gây ra nên chưa đủ cơ sở để Công ty TNHH Thanh Bình hỗ trợ kinh phí bồi thường...
Sau nhiều lần làm việc giữa hai bên (ông Nam và Công ty TNHH Thanh Bình), các ngành liên quan, vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết. UBND tỉnh Hà Giang có Văn bản chỉ đạo số 1538/UBND, ngày 22/5/2019 về việc thực hiện đúng những nội dung cam kết về bồi thường GPMB dự án TĐSL 2. Theo đó, yêu cầu Công ty TNHH Thanh Bình nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 69/TB-UBND; đồng thời, bố trí kinh phí để hỗ trợ thiệt hại một lần cho hộ ông Nam đúng như cam kết tại biên bản làm việc ngày 24/1/2019 giữa Sở Xây dựng với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Vị Xuyên và Công ty TNHH Thanh Bình, tổng giá trị dự toán xây dựng là trên 10 tỷ đồng.
Với sự vào cuộc của chính quyền và ngành chức năng, ông Nam hy vọng sớm nhận được bồi thường để có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.