Đó chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức quán triệt và triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quản lý thị trường kiểm tra sản phẩm của công ty Con Cưng
Phải xác định các lĩnh vực công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các điểm nóng nghiêm trọng về tội phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; phòng, chống tội phạm trong từng cơ quan, đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất.
Đối với những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng thì phải điều chuyển, bố trí công tác khác và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức đối với người dân, doanh nghiệp không để người dân, doanh nghiệp bức xúc, giảm sút niềm tin vào các cơ quan chính quyền; quyết tâm xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính, tuân thủ pháp luật.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra làm rõ liên quan tới Cty Con Cưng
Liên quan đến vụ việc kinh doanh hàng hóa của Công ty cổ phần Con Cưng, xét báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), ngày 8/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Sản phẩm Con Cung được ông Vĩnh mua bị cắt, thay thế bằng tem nhãn CF có ghi xuất xứ là Made in Thailand
Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường khẩn trương kết luận có hay không có vi phạm của Công ty cổ phần Con Cưng trong việc kinh doanh hàng hóa đối với số lượng hàng hóa đã kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật; chủ động cung cấp thông tin chính thức cho cơ quan truyền thông, bảo đảm phản ánh đúng bản chất của vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 9 năm 2018.
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đưa ra sau báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) nêu 7 hành vi vi phạm của chuỗi siêu thị này. Đó là Con Cưng bán hàng hoá nhập khẩu không có hoá đơn chứng từ; hàng hoá sản xuất tại Việt Nam nhưng ngôn ngữ trình bày không phải bằng tiếng Việt; dùng nhãn giấy dán mang nội dung khác đè lên nhãn gốc; túi nilon đựng sữa ghi sử dụng công nghệ Đức nhưng không ghi xuất xứ sản phẩm; mỹ phẩm trên nhãn không thể hiện số công bố lưu hành; nhiều loại hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhưng chưa xuất trình được các giấy tờ có liên quan.
Tạm giữ 17.600 chiếc bánh trung thu không có giấy tờ hợp pháp
Ngày 8/8, Đội Quản lý thị trường số 24 (Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh Huyền Trang do ông Nguyễn Quang Linh làm chủ có địa chỉ tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Thời điểm kiểm tra, tại cửa hàng đang kinh doanh bánh trung thu, bánh ngọt các loại. Ông Nguyễn Quang Linh kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hàng hóa do Trung Quốc sản xuất và không có hóa đơn chứng từ.
Đoàn kiểm tra đã lập Biên bản kiểm tra và ra Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm gồm 14.400 chiếc bánh nướng và 3.200 chiếc bánh ngọt. Vụ việc đang được xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.