Vụ ẩu đả từ sự ngang ngược của ba hộ dân đối với gia đình ông Lê Văn Dũng cùng ở thôn Phú Nhuận (xã Xuân Quang 3 - Đồng Xuân - Phú Yên) đã làm mất đi tình làng, nghĩa xóm. Đáng nói hơn, vụ việc này có sự tiếp sức của ông Lâm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã.
Vừa ăn cướp, vừa làm vạ!
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), ông Lê Văn Phước được thừa kế một mảnh đất do cha mẹ để lại. Năm 2006, ông Phước mất, để lại mảnh đất này cho con là Lê Văn Dũng thừa hưởng.
Ngày 22/1/2014, ba gia đình các ông Lê Quốc Tính, Nguyễn Tấn Châu và Nguyễn Ngọc Nha viết giấy xin được đi tắt qua mảnh đất và cam kết hoàn trả lại bất cứ lúc nào khi gia đình ông Dũng yêu cầu. Lúc này, ông Dũng đã trồng 10 trụ bê tông và rào lưới thép B40, chừa lối đi từ 2-3m, chiều dài gần 40m ngăn bò vào mảnh đất ăn cỏ, phá hoại hoa màu.
Tuy nhiên, ngày 3/11/2015, 3 hộ gia đình cùng một số cán bộ UBND xã Xuân Quang 3 tự ý mang vật liệu xây dựng đến đổ hai đầu lối đi. Đứng ra chỉ đạo việc cưỡng chế bất hợp pháp này là ông Lâm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã. Ông Minh dùng quyền lực uy hiếp gia đình ông Dũng và chỉ đạo ông Tính dùng kìm cộng lực cắt hàng rào lưới B40.
Hôm đó, ông Dũng đi làm kịp chạy về, lao vào ngăn chặn hành vi cắt hàng rào B40 của ông Tính, hai bên giằng co, thấy vậy bà Lê Thị Kim Phụng (em gái ông Dũng) cắt cỏ gần đó xông vào kéo anh ra, chẳng may lưỡi liềm cắt cỏ làm đứt tay ông Tính. Lúc này, ông Dũng bị 5 công an và dân quân khống chế, đè xuống chuẩn bị tra còng số 8 còng chéo tay ra phía sau, may nhờ nhân dân xông vào giải thoát.
Sự vào cuộc của công an và lời xin lỗi muộn màng
Sự việc xảy ra, ông Tính làm đơn tố giác ông Dũng dùng trụ xi măng đánh ông gây thương tích. Sau đó, Công an huyện Đồng Xuân ra Quyết định số 22/QĐ-KTBC (ngày 17/3/2016) về khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Kim Phụng đã có hành vi: “Dùng trụ bê tông xi măng gây thương tích cho người khác”.
Tuy nhiên, ngày 20/7/2016, quyết định này đã bị Viện KSND huyện Đồng Xuân hủy bỏ và yêu cầu cơ quan CSĐT, Công an huyện Đồng Xuân đình chỉ các hoạt động tố tụng đối với ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Kim Phụng.
Song, đến tận ngày 14/3/2018, cơ quan CSĐT, Công an huyện Đồng Xuân mới tổ chức về việc “xin lỗi công khai đối với ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Kim Phụng”. Thay mặt lãnh đạo Công an huyện Đồng Xuân, ông Phạm Văn Thơ, Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT, Công an huyện Đồng Xuân tóm tắt quá trình điều tra và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Dũng và bà Phụng.
Ông Thơ công nhận: “Cơ quan CSĐT khởi tố bị can đối với ông Dũng và bà Phụng là sai, không đúng quy định pháp luật”. Do đó, ông Thơ công khai xin lỗi đối với ông Dũng và bà Phụng, việc xin lỗi này có sự chứng kiến của cả hệ thống chính trị xã Xuân Quang 3.
Lời xin lỗi dù có muộn màng, gây tổn thương về tinh thần và thiệt hại về vật chất, nhưng gia đình ông Dũng, bà Phụng đã chấp nhận và lấy đó làm niềm tin vào công lý.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.