KTNT- Nằm sát đường trục đô thị Bắc Sơn – Nam Hải, hơn 1.000m2 đất trồng trọt của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng đã bị bê tông hóa từ nhiều năm nay. Mặc dù vẫn là đất trồng trọt nhưng do có vị trí đắc địa nên mảnh đất này được giới đầu tư bất động sản “nhòm ngó”…
Sau khi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường trục giao thông đô thị Hải Phòng (đường Bắc Sơn – Nam Hải), hiện nay tại khu vực nút giao đường Ngô Gia Tự - Lê Hồng Phong (quận Hải An, Hải Phòng) còn lại hơn 1.000m2 đất nông nghiệp, theo tìm hiểu khu đất này thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng.
Khu đất thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng.
Theo quan sát, hiện khu đất này đã được quây tôn, hầu hết diện tích đã được đổ bê tông, cùng với đó có nhiều ngôi nhà cấp 4 lớn nhỏ mọc lên.
Theo giới đầu tư bất động sản, mảnh đất này mặc dù trước kia là đất trồng trọt, nhưng hiện nay nó đã trở thành “khu đất vàng”, bởi vị trí nằm sát mặt tiền đường trục đô thị nối từ xã Bắc Sơn, huyện An Dương (phía Tây của TP. Hải Phòng) đến cảng Đình Vũ (phía Đông TP. Hải Phòng), tuyến đường này được thiết kế có chiều dài 20km, với mặt cắt ngang 50,5 m…
Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND phường Thành Tô, cho biết, khu đất trên trước đây của Nông trường Thành Tô, nay đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng, có diện tích khoảng 1.000m2. Trước kia, Nông trường Thành Tô có cho một số hộ dân thuê đất để sản xuất, kinh doanh, hàng năm các hộ dân này vẫn phải nộp sản cho nông trường. Tuy nhiên, thời gian sau các hộ dân này đã “sang tên, đổi chủ” cho nhau. Hiện tại, “chủ sở hữu” khu đất trên là ông H..
Máy xúc được lực lượng chức năng phường Thành Tô yêu cầu đưa ra khỏi khu đất.
Theo ông Hải, việc trên khu đất này “xuất hiện” nhiều nhà cấp 4 và sân bê tông là do trước đây đã có hộ kinh doanh nhà nghỉ xây từ trước để lại. Vào ngày 30/10 vừa qua, “chủ sở hữu” của hơn 1.000m2 đất có đưa máy xúc, vật liệu xây dựng vào khu đất trên với ý định tiến hành một số hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tin báo, UBND phường Thành Tô đã cử lực lượng chức năng xuống lập biên bản, kịp thời ngăn chặn hành vi “cải tạo” trên đất nông nghiệp.
Sau đó, vào sáng ngày 31/10, “chủ sở hữu” khu đất cùng một người đàn ông khác đã đến trụ sở UBND phường Thành Tô “trao đổi” với Chủ tịch UBND phường Thành Tô. Quá trình “trao đổi”, hai người đàn ông trên đã “lớn tiếng” vì không được xây dựng tiếp, họ còn lên tiếng là có quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo từ thành phố tới quận…và có thể cho ông Hải “mất ghế” chủ tịch phường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin về vụ việc.
PV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.