Ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự với nhiều thay đổi lớn trong công tác thi hành án.
Dưới đây là tổng hợp 07 điểm mới trong luật này.
Đây là một điểm mới trong Luật Thi hành án hình sự 2019. Trước đây, đối với người được tạm đình chỉ do bị bệnh nặng và khó xác định tình trạng sức khỏe sẽ được trưng cầu giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu.
- Nếu đã phục hồi sức khỏe thì đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ;
- Nếu chưa phục hồi thì người đó tiếp tục được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
- Nếu bị xác định là mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác là mất khả năng nhận thức thì được đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc;
Theo đó, kinh phí thực hiện giám định sẽ do Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, cấp quân khu chi trả.
Đây là điểm hoàn toàn mới trong Luật Thi hành án hình sự 2019. Theo đó, phạm nhân có quyền:
- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
- Được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
- Được bảo đảm hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- Được lao động, học tập, học nghề;
- Được gặp, liên lạc với thân nhân, tiếp xúc lãnh sự;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
- Được yêu cầu trả tự do khi có quyết định trả tự do của người có thẩm quyền;
- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
- Được hưởng chế độ, chính sách nếu thuộc đối tượng được hưởng: Người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội…
Bên cạnh đó, phạm nhân có nghĩa vụ:
- Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý thi hành án hình sự, thi hành án hình sự;
- Chấp hành nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ…
Khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định, trại giam, trại tạm giam, … phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù. Khi tiếp nhận, các cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin, khám sức khỏe cho người chấp hành hình phạt tù.
Đặc biệt, phải kiểm tra cơ thể của người chấp hành hình phạt tù để xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng giam.
Trong đó, những đồ vật không được mang vào buồng giam gồm:
- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
- Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược;
- Các chất ma túy và thuốc tân dược có thành phần gây nghiện;
- Rượu, bia và các chất kích thích khác;
- Các đồ dùng có thể dùng làm hung khí như dây lưng, dây điện, dây đàn, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn …;
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý;
- Các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, bằng cấp, chứng chỉ…
- Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử như máy ghi âm, ghi hình, máy nghe nhìn, điện thoại, bộ đàm;
- Tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá …
Đặc biệt: Việc kiểm tra thân thể nam giới do cán bộ nam thực hiện, thân thể nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và phải kiểm tra tại nơi kín đáo.
Trước đây, Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định có 06 đối tượng được giam giữ riêng. Nay từ 01/01/2020, Luật mới đã bổ sung thêm 02 đối tượng nữa. Như vậy, hiện tại theo quy định có tổng cộng 08 đối tượng có thể được giam giữ riêng:
- Phạm nhân nữ;
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
- Phạm nhân là người nước ngoài;
- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi vào không quá 02 lần trong 01 tháng bằng đường bưu chính.
Trước đây, phạm nhân chỉ được nhận quà là tiền khi được gặp trực tiếp thân nhân. Tuy nhiên, hiện tại người thân có thể gửi qua đường bưu điện. Lúc này, trại giam, trại tạm giam, … có trách nhiệm tiếp nhận, bóc, mở, kiểm tra để phát hiện và xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm.
Riêng đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện quản lý và không được sử dụng tiền mà chỉ sử dụng sổ lưu ký để mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác.
Đây là một điểm mới nữa được quy định trong Luật Thi hành án hình sự 2019. Luật cũ chỉ nêu thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo. Về điều kiện được rút ngắn thời hạn thử thách thì chỉ được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Tuy nhiên, tại Thông tư liên tịch này cũng chỉ nêu các điều kiện sau:
- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
- Có nhiều tiến bộ trong thời gian chịu thử thách;
- Được cơ quan giám sát, giáo dục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản;
Trong đó, người hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng – 01 năm; Có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần nhưng thời gian thực tế chấp hành thử thách phải đã được 3/4 thời gian.
Hiện nay, Luật Thi hành án hình sự đã bổ sung thêm các điều kiện trên cùng với quy định thêm về việc nếu thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
Như vậy, Luật mới quy định rất rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.
Quy định mới này nhằm thống nhất với Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, khi nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của mình và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh.
Trong đó, hồ sơ thi hành án với pháp nhân thương mại gồm:
- Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Quyết định thi hành án;
- Giấy triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;
- Văn bản yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án với pháp nhân thương mại;
- Thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước gửi đến cơ quan thi hành án hình sự về thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành của pháp nhân thương mại;
- Báo cáo của pháp nhan thương mại về việc chấp hành án;
- Tài liệu công bố thông tin về thi hành án;
- Biên bản thi hành án;
- Tài liệu cưỡng chế thi hành án (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan;…
Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.