Trong tháng 02 năm 2018, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã khởi tố 70 vụ/81 đối tượng; phát hiện, xử lý 322 vụ vi phạm; thu ngân sách 02 tỷ 72 triệu đồng.
Vụ việc điển hình: Hồi 20h45’ ngày 20/01/2018, tại khu vực cửa kênh Năm Ô Rô thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã tiến hành kiểm tra, phát hiện tàu vỏ gỗ không biển kiểm soát, trên tàu có 07 thuyền viên đang vận chuyển trái phép 114 cá thể tê tê sống (trọng lượng 786,5kg) và 15 thùng carton, bên trong chứa khoảng 301 kg vảy tê tê khô.
Thực hiện đấu tranh chuyên án 081ª, ngày 30/01/2018 tại xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An: Đoàn Đặc nhiệm miền Nam - Cục Phòng chống ma túy và tội phạm chủ trì, phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 18.000 bao thuốc lá từ Campuchia về Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm tình hình, gắn với thực hiện có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường công tác đấu tranh, điều tra xác minh và xử lý nghiêm các vụ việc theo đúng quy định.
Tập trung lực lượng, phương tiện đấu tranh, đánh trúng các đầu nậu, đối tượng chủ mưu, cầm đầu, các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy, buôn lậu quy mô lớn, không để hình thành các điểm nóng, phức tạp.
Quảng Trị: Bắt giữ hơn 50.000 viên ma túy tổng hợp
Ngày 19/3, tại khu vực bản A Xing, huyện Sa Muồi, tỉnh Sa La Van, Lào (cách cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị khoảng 03 km), phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT & TP) Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm PCMT & TP miền Trung (thuộc Cục PCMT & TP Bộ đội biên phòng); ĐBP CKQT La Lay (thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) và Ty An ninh tỉnh Sa La van, Lào phá án, bắt quả tang 05 đối tượng người Lào vận chuyển trái phép số lượng lớn chất ma túy.
Các đối tượng bị bắt đều nằm trong đường dây ma túy xuyên quốc gia, đặc biệt nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn từ Thái Lan sang Lào rồi vận chuyển trái phép vào các tỉnh Kon Tum, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị của Việt Nam.
Tang vật tại hiện trường gồm: 50.600 viên ma túy tổng hợp, 01 kg ma túy tổng hợp dạng đá, 01 khẩu súng K59 và 08 viên đạn (trong đó có 01 viên đạn đã lên nòng) và 02 xe ô tô.
Việc đang được cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với các lực lượng chức năng Lào tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tại tỉnh Sơn La. Một vụ vận chuyển ma túy tổng hợp lớn đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn và bắt giữ vào đêm 22/3.
Theo đó, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập phối hợp với Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La làm nhiệm vụ tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, (Sơn La) đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Vì Văn Hùng (trú tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu) có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ 3.600 viên ma túy tổng hợp, 3 điện thoại di động và một số vật chứng có liên quan. Vụ việc đã được chuyển cho công an tỉnh Sơn La tiếp tục điều tra làm rõ.
Nghệ An: Bắt đối tượng người Lào vận chuyển 10 bánh ma túy
Sáng ngày 21/3, tại bản Phà Thang, huyện Mường Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với Công an tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) phá thành công chuyên án 368L, bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển 10 bánh heroin, 01 xe moto 2 bánh và một số vật chứng có liên quan..
Đối tượng Thào Luôn (48 tuổi, trú tại bản Huột, huyện Mường Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Được biết, trong gần 3 tháng đầu năm 2018, Lực lượng BĐBP Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) đấu tranh thành công 4 chuyên án, bắt 6 đối tượng, thu 22 bánh heroin, 1 kg ma túy đá, 36 ngàn viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật liên quan khác.
Vĩnh Long: Tiêu hủy 3,1 tấn phân bón giả
Ngày 23/3, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành tiêu hủy 63 bao phân bón giả, kém chất lượng với tổng trọng lượng trên 3,1 tấn, gồm các loại phân bón cao cấp NPK 20-20-15 + TE và phân bón cao cấp Mùa vàng NPK 16-16-16+TE.
Số phân bón này do Đoàn Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Vĩnh Long phát hiện trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu, thử nghiệm thì phát hiện số phân bón nói trên.
Tiêu hủy gần 200 tấn phân bón không rõ nguồn gốc
Các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long đã xử phạt hành chính 4 hộ kinh doanh này tổng số tiền trên 200 triệu đồng với hành vi bán hàng giả và hàng kém chất lượng đồng thời, tịch thu và tiêu hủy tang vật là phân bón giả, kém chất lượng theo quy định của pháp luật.
Theo Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Long, trong năm 2017, các lực lượng chức năng đã kiểm tra và lấy 234 mẫu phân bón ở 210 cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Kết quả kiểm nghiệm có 51 mẫu không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất, trong đó 13 trường hợp các chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt dưới 70%, thuộc loại hàng giả về chất lượng.
Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt hành chính số tiền gần 800 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 48 bao phân bón giả về chất lượng.
TP HCM: Ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng
Mớ đây, UBND TP HCM đã giao Sở NN và PTNT phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón, cách nhận biết phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng.
Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở đóng gói phân bón, giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; kiểm tra, giám sát các hoạt động khảo nghiệm phân bón trên địa bàn TP về việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật…
Công an TP cần phối hợp với Sở NN và PTNT thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn TP.
UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường; thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, kiểm tra tình hình lưu thông phân bón trên thị trường cũng như kiểm tra tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.