Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2015 | 2:24

Lục Nam (Bắc Giang): Chuyển đổi mục đích sử dụng đất “ngược đời”

Cố ý làm trái chính sách pháp luật trong quản lý đất đai như chỉ đạo cấp dưới làm sai lệch hồ sơ, dung túng cho xã bán đất trái thẩm quyền… là hai trong nhiều nội dung mà người dân tố cáo ông Hà Quốc Hợp, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang). Trong khi đó, ông Hà Quốc Phóng (anh trai ông Hợp), Bí thư Chi bộ thôn Hà Phú 12, cũng dính líu tới nhiều nội dung tố cáo nhưng chưa bị xử lý.

Quyết định công nhận chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho gia đình ông Hà Quốc Chinh và ông Hà Quốc Toàn được huyện Lục Nam ký ngày 23/12/2011.

Thôn tự ý bán đất

Ông Nguyễn Văn Bàn, ở thôn Hà Phú 12, xã Tam Dị (Lục Nam), tố cáo ông Hà Quốc Phóng, Bí thư Chi bộ thôn Hà Phú 12 và ông Vũ Văn Cương, Trưởng thôn Hà Phú 12 đã vi phạm quyền dân chủ của người dân, có dấu hiệu tham nhũng.

Cụ thể, ông Phóng và ông Cương đã tự ý bán đất của thôn tại ví trí cống ông Nhang lấy tiền chia nhau không thông qua chi bộ và nhân dân; rút ruột công trình nhà văn hóa thôn; tự ý cấp đất của thôn cho anh em trong gia đình.

Về việc này, Ủy ban Kiểm tra, Đảng ủy xã Tam Dị, cho biết, khu vực cống ông Nhang có diện tích 44m2, ông Trần Quốc Tuấn có lô đất liền kề với phần diện tích trên nên có nguyện vọng được hợp thức để sử dụng lâu dài. Ông Tuấn đã nộp cho địa phương số tiền 20 triệu đồng, có giấy biên nhận viết tay giữa ông Tuấn và ông Vũ Văn Cương.

Theo ông Nguyễn Ngọc Lực, Chủ tịch UBND xã Tam Dị, việc thôn Hà Phú 12 tự ý bán đất là sai. Bán đất xong thôn mới thông báo cho xã. Đến nay, xã đã yêu cầu thôn trả lại tiền cho người mua, diện tích đất xã vẫn đang quản lý. Ông Nguyễn Trọng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết, hiện nay ông Phóng và ông Cương vẫn chưa bị xử lý.

Về nội dung rút ruột công trình nhà văn hóa thôn, Ủy ban Kiểm tra, Đảng ủy xã Tam Dị cho biết, việc thi công vì kèo nhà văn hóa sai thiết kế là đúng. Về trọng tải giảm 114,2kg trên 4 vì kèo, tuy nhiên, xét thấy không ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, số tiền chênh lệch không lớn nên chủ đầu tư và ban giám sát vẫn chấp nhận nghiệm thu.

Điều bất thường là cùng ngày 23/12, UBND huyện Lục Ngạn đã ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình 2 ông Hà Quốc Chinh và ông Hà Quốc Toàn. 

Nhiều dấu hiệu bất thường

Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Tam Dị cũng kết luận, việc ông Phóng chỉ đạo thôn lấp ao dân quân, phân lô chia cho anh em trong nhà là không có cơ sở.

Về nội dung này có thể khẳng định cách làm của UBND huyện Lục Nam là có vấn đề. Thứ nhất, diện tích mà ông Hà Quốc Chinh và ông Hà Quốc Toàn (2 ông này đều là anh em ruột của ông Hà Quốc Hợp, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam) xin chuyển đổi từ đất ao sang đất trồng cây lâu năm thực chất đã bị lấp từ lâu.

Thứ hai, ông Chinh và ông Toàn nộp tiền lệ phí trước bạ đất trước gần 3 tháng, sau đó huyện Lục Nam mới công nhận chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm. Thứ ba, UBND huyện Lục Nam ra một quyết định nhưng lại gộp cả công nhận (tức chuyển đổi -PV) và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm trong cùng một quyết định. Điều bất thường hơn là, quyết định chuyển đổi từ đất ao sang đất trồng cây lâu năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Chinh và ông Toàn lại ký cùng 1 ngày. Điều này khiến người dân nghi ngờ có sự khuất tất?

Báo còn nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân tố cáo UBND huyện Lục Nam thực hiện bồi thường đất đai nâng cấp Tỉnh lộ 293 trái quy định, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước và quyền lợi của người dân. 

Người dân tố cáo trực tiếp ông Hà Quốc Hợp bao che cho cán bộ thôn, xã tham ô, bán đất trái thẩm quyền. Hiện, Thanh tra tỉnh Bắc Giang đang kiểm tra, xác minh vụ việc nhưng ông Hà Quốc Hợp, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, khẳng định, việc dân tố cáo hoàn toàn không đúng sự thật.

Tại sao sai phạm của ông Hà Quốc Phóng và ông Vũ Văn Cương đã được chỉ rõ nhưng chưa bị xử lý? Tại sao huyện Lục Nam lại có quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất “ngược đời” như vậy? Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang sớm vào cuộc làm rõ.

Hoàng Văn

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top