Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2019 | 15:27

Lý Nhân quyết tâm về đích NTM

Mặc dù, huyện Lý Nhân là địa phương có xuất phát điểm thấp trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, đến nay Lý Nhân đã đạt 19/22 xã chuẩn NTM.

Huyện Lý Nhân được là một trong các huyện nghèo của tỉnh Hà Nam, do vậy trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Lý Nhân được coi là địa phương có xuất phát điểm thấp. Xác định được điều này, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây đưng NTM Đảng bộ, Chính quyền huyện đã quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện các đề án phát triển cây trồng hàng hoá, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng mẫu, mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt, ứng dụng cây trồng mới... nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
 

 Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Ngụy Thị Tuyết Lan trao giấy khen cho tập thể cá nhân trong xây dựng NTM

 

 

Để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra trong quá trình huyện đạt chuẩn NTM, bên cạnh những giải pháp cơ bản thì từ các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ toàn bộ các tổ chức chính trị, chính trị trong huyện có một vai trò quan trọng phải “đi trước một bước”. Từ đó, làm chuyển đổi, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM.  
 
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; quan tâm chỉ đạo duy trì, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề có thế mạnh của địa phương như: dệt may, đồ gỗ, xây dựng... từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo.
 

 Mô hình nuôi cá lồng ven sông Hồng ở huyện Lý Nhân cho thu nhập cao

 

Đối với các cơ quan trong huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí ngành phụ trách và thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện các xã về Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện và chủ động đề xuất các giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
 
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa theo thế mạnh của địa phương. Thực hiện có hiệu quả đề án tích tụ ruộng đất để phát triển các dự án sản xuất: Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, Đề án ứng dụng cây trồng mới,…Tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình nuôi cá lồng ven sông Hồng, phát triển các khu trồng rau sạch, trồng sen; duy trì, phát triển các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn như: dệt may, may mặc, xây dựng, đồ gỗ...
 
Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2018 đạt trên 40,9 triệu đồng/người/năm.
 

 Mô hinh chăn nuôi bò sữa ở huyện Lý Nhân

 

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, phổ biến những điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng bản tin nông thôn mới; kịp thời khen thưởng, động viên đối với tập thể, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
 
Chủ động phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường và các trung tâm đào tạo tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác tham quan học tập kinh nghiệm ở những địa phương có phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển.
 
Đẩy mạnh công tác đấu giá đất để khai thác tối đa các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới; có cơ chế thông thoáng và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; kêu gọi đóng góp xây dựng NTM của những người con xa quê.
 
Cân đối nguồn ngân sách để hỗ trợ thực hiện các tiêu chí hoặc các nội dung nhiệm vụ khó thực hiện việc xã hội hóa; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và các xã khó khăn của huyện.
 
Coi trọng các nội dung về tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức thực hiện các chương trình đề án trong nông nghiệp của tỉnh, của huyện, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất 2 lúa sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao theo chủ trương của tỉnh; phát triển ngành nghề, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chí khác. Chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch củng cố, duy trì, và phát triển các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
 
Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp; xây dựng bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thành viên kiêm nhiệm nhằm giúp bộ máy hoạt động hiệu quả ngày càng cao.
 
Tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh có giải pháp tháo gỡ.
 

 Nhân dân xã Cồng Lý trong xây dựng đường giao thông nông thôn

 

Ban hành cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện các tiêu chí đặc biệt là những tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng như: Xây nhà văn hóa trung tâm, trụ sở làm việc, trường học....sau khi thực hiện Đề án sáp nhập thôn, xóm và trường học.
 
Ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đặc biệt là các chương trình trong nhóm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếp tục có chủ trương, cơ chế phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn, đồng thời tiếp tục quan tâm đến phát triển đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa và ổn định tình hình an ninh trật tự - xã hội trên địa bàn.
 
Đến nay, chương trình xây dựng NTM thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng từ huyện đến cơ sở, đã huy động được cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia; với quan điểm xây dựng NTM chủ thể là người dân, lấy dân làm gốc, lấy thôn, xóm, gia đình là hạt nhân; quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ”; đã xuất hiện rất nhiều tấm gương là các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cùng chung tay đóng góp công sức, nguồn lực, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí, tạo tiền đề quan trọng để Lý Nhân được công nhận huyện NTM trong năm nay.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top